QFD là gì? Nội dung và lợi ích của triển khai chất lượng

Để xác định nhu cầu và yêu cầu của khách hàng mà các doanh nghiệp cần áp dụng đến QFD nhằm sản xuất ra các sản phẩm để đáp ứng tiêu dùng. Vậy, QFD là gì? Khái niệm này sẽ được giải đáp chi tiết về ý nghĩa nội dung và lợi ích như sau.

QFD là gì?

QFD (Quality Function Deployment) có nghĩa là triển khai chức năng chất lượng. Đây là một phương pháp tiếp cận theo thứ bậc ưu tiên giải mã, chuyển tải những yêu cầu của khách hàng đối với việc thiết kế sản phẩm, công nghệ. Từ đó, những yêu cầu này biến thành thông số kỹ thuật của một sản phẩm, dịch vụ hay một quá trình.

Hiểu đơn giản thì triển khai chức năng chất lượng là cách tiếp cận có cấu trúc để xác định nhu cầu hay yêu cầu của khách hàng. Sau đó chuyển thành kế hoạch cụ thể để tạo ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đó.

QFD dựa trên yêu cầu hay tiếng nói của khách hàng, còn được dùng để xác định các tham số chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. QFD thể hiện mối quan hệ giữa đặc tính sản  phẩm, tham số quá trình sản xuất với việc kiểm soát các biến động.

Lợi ích của QFD đối với doanh nghiệp

QFD đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp trong việc sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu khách hàng như đã tiếp cận, cụ thể:

– Phát triển khâu marketing trong việc nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, sản xuất… cải thiện phương thức kinh doanh truyền thống.

– Xác định được nguyên nhân vì sao khách hàng không hài lòng về sản phẩm.

– QFD là công cụ để phân tích sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.

– Khái quát ý tưởng thiết kế sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm ở hiện tại.

– Cải thiện chất lượng sản phẩm và thời gian thiết kế sản phẩm mới. Giảm thời gian và chi phí phát triển sản phẩm.

– Đa dạng các kênh thông tin liên lạc giữa khách hàng với tiếp thị, nghiên cứu, bộ phận sản xuất.

– Dự đoán được sự thay đổi của thị trường, những biến động.

Triển khai chức năng chất lượng theo các giai đoạn

QFD được triển khai theo trình tự các bước như sau:

– Nhận diện được thuộc tính của khách hàng và mức độ quan trọng của nhu cầu.

– Xác định được các đặc tính của kỹ thuật.

– Xác định mối quan hệ giữa các đặc tính kỹ thuật.

– Xây dựng liên kết giữa các đặc tính kỹ thuật với các thuộc tính của khách hàng.

– Dựa vào các thuộc tính của khách hàng để đánh giá được sản phẩm cạnh tranh.

– Triển khai dựa trên các đặc tính kỹ thuật lựa chọn.

QFD là một một cấu trúc kỹ thuật giúp giải quyết được vấn đề cải thiện sản phẩm phục vụ yêu cầu của khách hàng. QFD là hệ thống các ma trận có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, thông thường trải qua 4 giai đoạn:

– Giai đoạn 1 gọi là QFD 1 (ma trận hoạch định) : Đây là giai đoạn lập ý tưởng và lập các biện pháp thi hành.

– Giai đoạn 2 gọi là QFD 2 (ma trận thiết kế): Đây là giai đoạn lập thiết kế.

– Giai đoạn 3 gọi là QFD 3 (ma trận điều hành): Đây là giai đoạn lập biện pháp thi hành.

– Giai đoạn 4 gọi là QFD 4 (ma trận kiểm soát): Đây là giai đoạn thực hiện các phép kiểm tra và kiểm soát theo các tiêu chí đã đề ra nhằm khẳng định chất lượng sản phẩm.

Thông qua 4 giai đoạn nêu trên, quy trình QFD được hiểu là chuyển những yêu cầu của khách hàng thành yêu cầu về kỹ thuật. Từ những yêu cầu này sẽ được chuyển tải vào đặc tính cấu thành của sản phẩm. Sau cùng là các bước xử lý và điều hành để tạo ra sản phẩm chất lượng.

Việc chuyển tải trong một quá trình trung gian trong mỗi ma trận được gọi là ngôi nhà chất lượng hay còn hiểu là một QFD đơn.

QFD là gì? Khái niệm đã được giải đáp chi tiết. Thông qua những lợi ích của việc triển khai chức năng chất lượng giúp các nhà quản lý hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường.