Quy mô sản xuất cho thấy sự phát triển sản xuất của một doanh nghiệp, trong đó có nhiều yếu tố quyết định. Cụ thể, quy mô sản xuất là gì, tầm ảnh hưởng và lợi ích ra sao? Xem phần thông tin để hiểu hơn bạn nhé!
Quy mô sản xuất là gì?
Quy mô sản xuất là những biểu hiện về khối lượng hay số lượng hàng hóa được sản xuất, các kỹ thuật sản xuất được áp dụng. Quy mô sản xuất được quyết định bởi các yếu tố như sau:
– Quy mô nhà máy.
– Số lượng nhà máy lắp đặt.
– Kỹ thuật sản xuất do người sản xuất quyết định.
Có 4 quy mô sản xuất liên quan đến việc sản phẩm được sản xuất. Mỗi quy mô sẽ phù hợp với các ứng dụng tạo ra sản phẩm khác nhau theo thứ tự tăng dần.
– Sản xuất sản phẩm một lần (nguyên mẫu tùy chỉnh duy nhất).
– Sản xuất sản phẩm theo lô (sản xuất sản phẩm theo lô đặt số lượng).
– Sản xuất sản phẩm hàng loạt (sản xuất số lượng lớn sản phẩm giống hệt nhau).
– Sản xuất liên tục (sản xuất sản phẩm số lượng lớn 24/7).
Tầm ảnh hưởng của quy mô sản xuất
Quyết định quy mô sản xuất là quyết định rất quan trọng bởi tác động đến hiệu quả phát triển công việc kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. Theo đó, nếu nhà sản xuất lựa chọn đúng quy mô sẽ đem lại hiệu quả cao.
Trái lại, nếu quyết định quy mô sản xuất sai sẽ dẫn đến 2 trường hợp:
– Nếu quy mô quá lớn hơn nhu cầu thị trường thì chi phí kinh doanh lớn, hiệu quả kinh doanh thấp.
– Nếu quy mô quá nhỏ hơn nhu cầu thị trường thì sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Hoặc muốn nắm bắt cơ hội thì phải tốn chi phí đầu tư lớn, nhưng kỹ thuật không được đồng bộ.
Quy mô sản xuất của một doanh nghiệp có giới hạn nhất định, tồn tại một số khó khăn như sau:
– Quy mô lớn thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý.
– Một số hoạt động khó thực hiện khi quy mô sản xuất lớn và tùy thuộc vào bản chất của hoạt động đó.
– Cơ sở vật chất kỹ thuật không có sẵn, số lượng không đáp ứng, nguồn vốn không đủ… dẫn đến những hạn chế phát triển.
– Nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất cũng là yếu tố giới hạn quy mô hoạt động.
Lựa chọn quy mô sản xuất quan trọng ra sao?
Lựa chọn quy mô sản xuất là một vấn đề đặc biệt quan trọng khi thiết kế hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp. Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất. Trong đó, đảm bảo được các yếu tố như địa điểm, quy mô, sự phân bố bộ phận sản xuất, mối quan hệ sản xuất, kỹ thuật sản xuất, nguyên tắc xây dựng, kho tàng và vận chuyển…
Quy mô của doanh nghiệp được quyết định bởi quy mô tạo ra sản phẩm và được đo bằng năng lực sản xuất, thước đo định lượng. Dựa vào tiêu chí này nên doanh nghiệp được phân chia quy mô ở các cấp độ như quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.
Trong đó, lợi ích của việc sản xuất quy mô lớn như sau:
– Tiết kiệm được chi phí sản xuất.
– Phân bổ nguồn lao động hợp lý.
– Tận dụng được trang thiết bị và máy móc.
– Sản xuất được số lượng lớn hàng hóa.
– Tiết kiệm được chi phí quản lý.
– Chủ động được các khoản vay vốn có mức lãi suất thấp.
– Thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển theo.
– Sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn.
– Tiết kiệm được chi phí quảng cáo và bán hàng.
– Sức cạnh tranh của sản phẩm được sản xuất bởi công ty có quy mô lớn cao hơn.
– Việc nghiên cứu và thử nghiệm được chú trọng nên dễ dàng tiếp nhận máy móc, kỹ thuật sản xuất với giá rẻ hơn.
Bài viết đã làm rõ khái niệm quy mô sản xuất là gì. Đây là tiêu chí mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều hướng đến và phát triển không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển. Hi vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích cho mình!