bookmark_borderQFD là gì? Nội dung và lợi ích của triển khai chất lượng

Để xác định nhu cầu và yêu cầu của khách hàng mà các doanh nghiệp cần áp dụng đến QFD nhằm sản xuất ra các sản phẩm để đáp ứng tiêu dùng. Vậy, QFD là gì? Khái niệm này sẽ được giải đáp chi tiết về ý nghĩa nội dung và lợi ích như sau.

QFD là gì?

QFD (Quality Function Deployment) có nghĩa là triển khai chức năng chất lượng. Đây là một phương pháp tiếp cận theo thứ bậc ưu tiên giải mã, chuyển tải những yêu cầu của khách hàng đối với việc thiết kế sản phẩm, công nghệ. Từ đó, những yêu cầu này biến thành thông số kỹ thuật của một sản phẩm, dịch vụ hay một quá trình.

Hiểu đơn giản thì triển khai chức năng chất lượng là cách tiếp cận có cấu trúc để xác định nhu cầu hay yêu cầu của khách hàng. Sau đó chuyển thành kế hoạch cụ thể để tạo ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đó.

QFD dựa trên yêu cầu hay tiếng nói của khách hàng, còn được dùng để xác định các tham số chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. QFD thể hiện mối quan hệ giữa đặc tính sản  phẩm, tham số quá trình sản xuất với việc kiểm soát các biến động.

Lợi ích của QFD đối với doanh nghiệp

QFD đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp trong việc sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu khách hàng như đã tiếp cận, cụ thể:

– Phát triển khâu marketing trong việc nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, sản xuất… cải thiện phương thức kinh doanh truyền thống.

– Xác định được nguyên nhân vì sao khách hàng không hài lòng về sản phẩm.

– QFD là công cụ để phân tích sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.

– Khái quát ý tưởng thiết kế sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm ở hiện tại.

– Cải thiện chất lượng sản phẩm và thời gian thiết kế sản phẩm mới. Giảm thời gian và chi phí phát triển sản phẩm.

– Đa dạng các kênh thông tin liên lạc giữa khách hàng với tiếp thị, nghiên cứu, bộ phận sản xuất.

– Dự đoán được sự thay đổi của thị trường, những biến động.

Triển khai chức năng chất lượng theo các giai đoạn

QFD được triển khai theo trình tự các bước như sau:

– Nhận diện được thuộc tính của khách hàng và mức độ quan trọng của nhu cầu.

– Xác định được các đặc tính của kỹ thuật.

– Xác định mối quan hệ giữa các đặc tính kỹ thuật.

– Xây dựng liên kết giữa các đặc tính kỹ thuật với các thuộc tính của khách hàng.

– Dựa vào các thuộc tính của khách hàng để đánh giá được sản phẩm cạnh tranh.

– Triển khai dựa trên các đặc tính kỹ thuật lựa chọn.

QFD là một một cấu trúc kỹ thuật giúp giải quyết được vấn đề cải thiện sản phẩm phục vụ yêu cầu của khách hàng. QFD là hệ thống các ma trận có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, thông thường trải qua 4 giai đoạn:

– Giai đoạn 1 gọi là QFD 1 (ma trận hoạch định) : Đây là giai đoạn lập ý tưởng và lập các biện pháp thi hành.

– Giai đoạn 2 gọi là QFD 2 (ma trận thiết kế): Đây là giai đoạn lập thiết kế.

– Giai đoạn 3 gọi là QFD 3 (ma trận điều hành): Đây là giai đoạn lập biện pháp thi hành.

– Giai đoạn 4 gọi là QFD 4 (ma trận kiểm soát): Đây là giai đoạn thực hiện các phép kiểm tra và kiểm soát theo các tiêu chí đã đề ra nhằm khẳng định chất lượng sản phẩm.

Thông qua 4 giai đoạn nêu trên, quy trình QFD được hiểu là chuyển những yêu cầu của khách hàng thành yêu cầu về kỹ thuật. Từ những yêu cầu này sẽ được chuyển tải vào đặc tính cấu thành của sản phẩm. Sau cùng là các bước xử lý và điều hành để tạo ra sản phẩm chất lượng.

Việc chuyển tải trong một quá trình trung gian trong mỗi ma trận được gọi là ngôi nhà chất lượng hay còn hiểu là một QFD đơn.

QFD là gì? Khái niệm đã được giải đáp chi tiết. Thông qua những lợi ích của việc triển khai chức năng chất lượng giúp các nhà quản lý hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường.

bookmark_borderContingency plan là gì? Các lĩnh vực sử dụng

Contingency plan là cụm từ được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, ngành công nghệ thông tin hay bất cứ một ngành nào… Vậy, Contingency plan là gì? Xem phần thông tin dưới đây để hiểu hơn về khái niệm này bạn nhé!

Contingency plan là gì?

Contingency plan có nghĩa là kế hoạch dự phòng. Thuật ngữ trong công nghệ thông tin được hiểu là một hệ thống an ninh (INFOSEC). Khi hoạt động kinh doanh bình thường bị gián đoạn do khẩn cấp, thảm họa hoặc chuyển đổi dự phòng thì kế hoạch dự phòng sẽ thay thế được thực hiện.

Đặc điểm của kế hoạch dự phòng là đảm bảo tính liên tục tại chỗ, hoạt động kinh doanh off-site, sự hài lòng của khách hàng, phân phối sản phẩm… Kế hoạch dự phòng còn được hiểu là một kế hoạch khôi phục thảm họa (DRP).

Contingency plan là bản kế hoạch mang tính đối phó với các sự kiện mà chưa biết chắc là có xảy ra hay không. Trong quản lý dự án, kế hoạch này là một phần của kế hoạch quản lý dự án.

Ví dụ, bạn là một người quản lý dự án trong một dự án về xây dựng, có thể sẽ có những sự cố xảy ra cho công trình sơn tường như trời mưa to làm trôi lớp sơn phủ. Vì thế, kế hoạch dự phòng là những điều cần làm khi có trời mưa to, chẳng hạn như dùng bạt ra che chỗ sơn, khi trời tạnh thì gỡ lớp che ra.

Nhiều người nhầm lẫn giữa Contingency Plan và Fallback plan. Vậy, giữa 2 khái niệm này có gì khác biệt?

Theo đó, Fallback plan được thi hành khi kế hoạch dự phòng thất bại hoặc thực thi không hiệu quả. Ví dụ, bạn lưu trữ thông tin trên 1 file để không bị quên và bạn upload file lên internet để lưu trữ không bị mất. Nếu như filer dùng trong máy tính bị mất thì vẫn còn 1 file trên internet, đây được hiểu là Fallback plan.

Thực tế, cả 2 khái niệm này không có sự khác biệt lớn và đều dùng để quản lý Identified Risks. Chỉ có điểm khác biệt duy nhất khi contingency plan không giải quyết triệt để thì được thay Fallback plan.

Ý nghĩa của kế hoạch dự phòng trong một số lĩnh vực

Trong lĩnh vực kinh doanh, kế hoạch dự phòng là quy trình linh hoạt được xây dựng để đảm bảo các hoạt động kinh doanh cốt lõi phục vụ khách hàng liên tục khi có thảm họa xảy ra.

Trong lĩnh vực tài chính, kế hoạch dự phòng được các nhà quản lý chú trọng xác  định và lập kế hoạch thông qua việc dùng các mô hình dự đoán về các trường hợp mà họ cho rằng có thể xảy ra. Các nhà quản lý luôn nhìn ở góc nhìn tiêu cực để có thể giảm thiểu mọi rủi ro.

Những giả định về một kết quả xấu nhất theo dự kiến giúp công ty có thể vượt qua những khó khăn, giảm thiểu những tiêu cực. Kế hoạch dự phòng cần được xây dựng trước các chiến lược kinh doanh vì sự cố xảy ra là những tình huống bất ngờ không xác định cụ thể.

Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa rủi ro cần phải rõ ràng để giúp các doanh nghiệp xác định được những rủi ro và kịp thời khắc phục.

Ví dụ, khách hàng có một khoản nợ ngân hàng mà đến hạn trả nợ gốc lẫn lãi xuất mà khách hàng lại chưa có khả năng thanh toàn. Kế hoạch dự phòng mà ngân hàng lên kế hoạch là tiến hành xếp lại nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro khi khách hàng không có khả năng thanh toán.

Ở một số rủi ro như hỏa hoạn, lũ lụt, lốc xoáy… thường đề cập đến kế hoạch dự phòng. Nếu không chuẩn bị trước kế hoạch phòng ngừa thì sẽ gây hoảng loạn, không được cứu giúp kịp thời, bồi thường những thiệt hại.

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, Contingency plan cũng cần thiết lập kế hoạch, dù là quy mô kinh doanh, hoạt động ở mức độ tầm cỡ hay nhỏ hơn. Chuẩn bị những sự kiện quan trọng như dữ liệu, hệ thống thông tin, khách hàng, nhà cung cấp…

Bài viết đã làm rõ khái niệm Contingency plan là gì. Hi vọng các bạn có thể lập kế hoạch phục vụ công việc hay bất cứ một lĩnh vực nào cũng cần đến kế hoạch dự phòng để xử lý những rủi ro xảy đến.

bookmark_borderMách bạn bí quyết tạo động lực làm việc cho nhân viên

Có thể bạn sở hữu đội ngũ nhân viên có năng lực, thế nhưng năng suất làm việc của họ lại không cao. Mặt khác, có những công ty cho dù không có được những nhân viên giỏi nhất nhưng họ lại biết cách giúp nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Vậy bí quyết của họ là gì? Câu trả lời dành cho bạn nằm ở cách tạo động lực làm việc cho nhân viên của mình.

Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những bí quyết nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, giúp họ đạt được năng suất làm việc tốt nhất. Từ đó giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững hơn.

Luôn có những lời khen ngợi dành cho nhân viên

Có thể bạn chưa biết, những khoản tiền thưởng có thể khiến nhân viên cảm thấy phấn chấn ngay lúc đó, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, cảm giác ấy dần dần bị lu mờ và hiệu quả khen thưởng của cấp trên không còn tác dụng. Thay vào đó, những lời khen ngợi, động viên đúng lúc có thể khiến nhân viên cảm thấy công sức làm việc của mình được công nhận. Đừng tiết kiệm lời khen dành cho nhân viên của mình, có thể họ hoàn thành xuất sắc hay chỉ đạt một nửa thì đó cũng là động lực để họ tiếp tục phấn đấu cho những nhiệm vụ sắp tới.

Ngoài ra, việc khen thưởng từng tháng, từng quý với những món quà ghi nhận dành cho nhân viên xuất sắc cũng là điều mà doanh nghiệp nên làm. Việc này tuy nhỏ nhưng lại có tác động mạnh mẽ kích thích sự hưng phấn làm việc cho nhân viên, giúp họ cố gắng làm việc, nâng cao hiệu quả hơn.

  • Đãi ngộ công bằng

Trong tập thể làm việc, sự công bằng giữa các nhân viên là điều cần thiết. Bạn nên có chế độ lương, thưởng xứng đáng với công sức làm việc mà họ đã bỏ ra. Mức lương mà nhân viên nhận được phải tương xứng với năng lực, thời gian làm việc của họ. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể nhận được sự tận tâm làm việc của nhân viên.

  • Lắng nghe những mối bận tâm riêng của nhân viên

Cuộc sống mỗi người không chỉ xoay quanh công việc mà còn gia đình, người thân và bạn bè của họ. Nếu cấp trên biết quan tâm, chia sẻ đến những mối bận tâm riêng của nhân viên như lắng nghe đưa ra ý kiến đóng góp, giải quyết những khó khăn,… trong cuộc sống thì họ sẽ toàn tâm toàn ý để làm việc hơn. Ngoài ra, việc này còn giúp gắn kết các mối quan hệ trong công ty, từ đó nhân viên không còn khoảng cách đối với sếp và bạn dễ dàng nhận được những chia sẻ, đóng góp hữu ích từ nhân viên của mình.

  • Tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên

Có thể nhân viên của bạn có năng lực, thế những năng lực đó không được khám phá, mở rộng nên họ không thể phát huy hết khả năng của mình. Việc tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên sẽ giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn, đồng thời giúp giữ chân người tài cho công ty bạn.

Lúc này cấp trên là người phải biết đánh giá năng lực của từng nhân viên để phát hiện ai là người ưu tú, sẽ có đóng góp cho công ty để có kế hoạch đào tạo phù hợp.

Việc đào tạo có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như chia sẻ tài liệu, các khóa học để họ tự bồi dưỡng hoặc tổ chức các khóa đào tạo nội bộ trong công ty, cử người tham gia các lớp học bên ngoài,…

  • Xây dựng tập thể bình đẳng trong việc bày tỏ quan điểm

Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên bày tỏ quan điểm của mình chính là chìa khóa giúp nâng cao hiệu suất và kết quả kinh doanh. Bạn nên bày tỏ rõ ràng quan điểm của mình đối với từng nhân viên cũng như lắng nghe ý kiến, mong muốn của họ một cách bình đẳng, không nên có sự phân biệt giữa người này với người khác. Những ý kiến mang tính tích cực cần được ghi nhận, có như vậy bạn mới có thể khuyến khích nhân viên cởi mở hơn trong việc đóng góp ý kiến của mình. Đây là một trong những cách tạo động lực làm việc cho nhân viên mà cấp trên cần biết.

  • Đặt niềm tin vào năng lực của nhân viên

Nếu bạn không tin tưởng rằng nhân viên của mình có thể làm tốt công việc của họ thì rất có thể khiến nhân viên rơi vào cảm giác chán nản, tự ti, từ đó làm việc một cách cẩu thả, qua loa. Cho nên, bạn cần trao niềm tin của mình vào năng lực của họ cũng như để họ biết được điều đó. Trong trường hợp cần nhắc nhở, sửa đổi, bạn nên giải thích rõ ràng cũng như có những hướng dẫn cụ thể đến nhân viên.

  • Tạo môi trường làm việc năng động, thoải mái

Một môi trường làm việc luôn luôn căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến nhân viên cảm thấy nặng nề, tù túng và tất nhiên bạn không thể yêu cầu nhân viên làm việc hết mình với tâm trạng đó được. Chính vì thế, ngoài những thời gian làm việc nghiêm túc, cật lực, bạn nên thường xuyên tổ chức những buổi dã ngoại, liên hoan hay tiệc nhẹ giữa giờ,… để nhân viên có thể thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Ngoài ra, bố trí phòng làm việc với cây xanh, vật dụng trang trí,… cũng là gợi ý tạo môi trường làm việc thoải mái hơn.

Trên đây là một số gợi ý giúp bạn tạo động lực làm việc cho nhân viên của mình. Một khi tinh thần làm việc được nâng cao, không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn giữ chân nhân tài.

Bài kế tiếp: Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không