bookmark_borderQuy mô sản xuất là gì? Tầm ảnh hưởng của quy mô sản xuất

Quy mô sản xuất cho thấy sự phát triển sản xuất của một doanh nghiệp, trong đó có nhiều yếu tố quyết định. Cụ thể, quy mô sản xuất là gì, tầm ảnh hưởng và lợi ích ra sao? Xem phần thông tin để hiểu hơn bạn nhé!

Quy mô sản xuất là gì?

Quy mô sản xuất là những biểu hiện về khối lượng hay số lượng hàng hóa được sản xuất, các kỹ thuật sản xuất được áp dụng. Quy mô sản xuất được quyết định bởi các yếu tố như sau:

– Quy mô nhà máy.

– Số lượng nhà máy lắp đặt.

– Kỹ thuật sản xuất do người sản xuất quyết định.

Có 4 quy mô sản xuất liên quan đến việc sản phẩm được sản xuất. Mỗi quy mô sẽ phù hợp với các ứng dụng tạo ra sản phẩm khác nhau theo thứ tự tăng dần.

– Sản xuất sản phẩm một lần (nguyên mẫu tùy chỉnh duy nhất).

– Sản xuất sản phẩm theo lô (sản xuất sản phẩm theo lô đặt số lượng).

– Sản xuất sản phẩm hàng loạt (sản xuất số lượng lớn sản phẩm giống hệt nhau).

– Sản xuất liên tục (sản xuất sản phẩm số lượng lớn 24/7).

Tầm ảnh hưởng của quy mô sản xuất

Quyết định quy mô sản xuất là quyết định rất quan trọng bởi tác động đến hiệu quả phát triển công việc kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. Theo đó, nếu nhà sản xuất lựa chọn đúng quy mô sẽ đem lại hiệu quả cao.

Trái lại, nếu quyết định quy mô sản xuất sai sẽ dẫn đến 2 trường hợp:

– Nếu quy mô quá lớn hơn nhu cầu thị trường thì chi phí kinh doanh lớn, hiệu quả kinh doanh thấp.

– Nếu quy mô quá nhỏ hơn nhu cầu thị trường thì sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Hoặc muốn nắm bắt cơ hội thì phải tốn chi phí đầu tư lớn, nhưng kỹ thuật không được đồng bộ.

Quy mô sản xuất của một doanh nghiệp có giới hạn nhất định, tồn tại một số khó khăn như sau:

 – Quy mô lớn thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý.

– Một số hoạt động khó thực hiện khi quy mô sản xuất lớn và tùy thuộc vào bản chất của hoạt động đó.

– Cơ sở vật chất kỹ thuật không có sẵn, số lượng không đáp ứng, nguồn vốn không đủ… dẫn đến những hạn chế phát triển.

– Nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất cũng là yếu tố giới hạn quy mô hoạt động.

Lựa chọn quy mô sản xuất quan trọng ra sao?

Lựa chọn quy mô sản xuất là một vấn đề đặc biệt quan trọng khi thiết kế hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp. Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất. Trong đó, đảm bảo được các yếu tố như địa điểm, quy mô, sự phân bố bộ phận sản xuất, mối quan hệ sản xuất, kỹ thuật sản xuất, nguyên tắc xây dựng, kho tàng và vận chuyển…

Quy mô của doanh nghiệp được quyết định bởi quy mô tạo ra sản phẩm và được đo bằng năng lực sản xuất, thước đo định lượng. Dựa vào tiêu chí này nên doanh nghiệp được phân chia quy mô ở các cấp độ như quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.

Trong đó, lợi ích của việc sản xuất quy mô lớn như sau:

– Tiết kiệm được chi phí sản xuất.

– Phân bổ nguồn lao động hợp lý.

– Tận dụng được trang thiết bị và máy móc.

– Sản xuất được số lượng lớn hàng hóa.

– Tiết kiệm được chi phí quản lý.

– Chủ động được các khoản vay vốn có mức lãi suất thấp.

– Thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển theo.

– Sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn.

– Tiết kiệm được chi phí quảng cáo và bán hàng.

– Sức cạnh tranh của sản phẩm được sản xuất bởi công ty có quy mô lớn cao hơn.

– Việc nghiên cứu và thử nghiệm được chú trọng nên dễ dàng tiếp nhận máy móc, kỹ thuật sản xuất với giá rẻ hơn.

Bài viết đã làm rõ khái niệm quy mô sản xuất là gì. Đây là tiêu chí mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều hướng đến và phát triển không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển. Hi vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích cho mình!

bookmark_borderQFD là gì? Nội dung và lợi ích của triển khai chất lượng

Để xác định nhu cầu và yêu cầu của khách hàng mà các doanh nghiệp cần áp dụng đến QFD nhằm sản xuất ra các sản phẩm để đáp ứng tiêu dùng. Vậy, QFD là gì? Khái niệm này sẽ được giải đáp chi tiết về ý nghĩa nội dung và lợi ích như sau.

QFD là gì?

QFD (Quality Function Deployment) có nghĩa là triển khai chức năng chất lượng. Đây là một phương pháp tiếp cận theo thứ bậc ưu tiên giải mã, chuyển tải những yêu cầu của khách hàng đối với việc thiết kế sản phẩm, công nghệ. Từ đó, những yêu cầu này biến thành thông số kỹ thuật của một sản phẩm, dịch vụ hay một quá trình.

Hiểu đơn giản thì triển khai chức năng chất lượng là cách tiếp cận có cấu trúc để xác định nhu cầu hay yêu cầu của khách hàng. Sau đó chuyển thành kế hoạch cụ thể để tạo ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đó.

QFD dựa trên yêu cầu hay tiếng nói của khách hàng, còn được dùng để xác định các tham số chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. QFD thể hiện mối quan hệ giữa đặc tính sản  phẩm, tham số quá trình sản xuất với việc kiểm soát các biến động.

Lợi ích của QFD đối với doanh nghiệp

QFD đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp trong việc sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu khách hàng như đã tiếp cận, cụ thể:

– Phát triển khâu marketing trong việc nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, sản xuất… cải thiện phương thức kinh doanh truyền thống.

– Xác định được nguyên nhân vì sao khách hàng không hài lòng về sản phẩm.

– QFD là công cụ để phân tích sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.

– Khái quát ý tưởng thiết kế sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm ở hiện tại.

– Cải thiện chất lượng sản phẩm và thời gian thiết kế sản phẩm mới. Giảm thời gian và chi phí phát triển sản phẩm.

– Đa dạng các kênh thông tin liên lạc giữa khách hàng với tiếp thị, nghiên cứu, bộ phận sản xuất.

– Dự đoán được sự thay đổi của thị trường, những biến động.

Triển khai chức năng chất lượng theo các giai đoạn

QFD được triển khai theo trình tự các bước như sau:

– Nhận diện được thuộc tính của khách hàng và mức độ quan trọng của nhu cầu.

– Xác định được các đặc tính của kỹ thuật.

– Xác định mối quan hệ giữa các đặc tính kỹ thuật.

– Xây dựng liên kết giữa các đặc tính kỹ thuật với các thuộc tính của khách hàng.

– Dựa vào các thuộc tính của khách hàng để đánh giá được sản phẩm cạnh tranh.

– Triển khai dựa trên các đặc tính kỹ thuật lựa chọn.

QFD là một một cấu trúc kỹ thuật giúp giải quyết được vấn đề cải thiện sản phẩm phục vụ yêu cầu của khách hàng. QFD là hệ thống các ma trận có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, thông thường trải qua 4 giai đoạn:

– Giai đoạn 1 gọi là QFD 1 (ma trận hoạch định) : Đây là giai đoạn lập ý tưởng và lập các biện pháp thi hành.

– Giai đoạn 2 gọi là QFD 2 (ma trận thiết kế): Đây là giai đoạn lập thiết kế.

– Giai đoạn 3 gọi là QFD 3 (ma trận điều hành): Đây là giai đoạn lập biện pháp thi hành.

– Giai đoạn 4 gọi là QFD 4 (ma trận kiểm soát): Đây là giai đoạn thực hiện các phép kiểm tra và kiểm soát theo các tiêu chí đã đề ra nhằm khẳng định chất lượng sản phẩm.

Thông qua 4 giai đoạn nêu trên, quy trình QFD được hiểu là chuyển những yêu cầu của khách hàng thành yêu cầu về kỹ thuật. Từ những yêu cầu này sẽ được chuyển tải vào đặc tính cấu thành của sản phẩm. Sau cùng là các bước xử lý và điều hành để tạo ra sản phẩm chất lượng.

Việc chuyển tải trong một quá trình trung gian trong mỗi ma trận được gọi là ngôi nhà chất lượng hay còn hiểu là một QFD đơn.

QFD là gì? Khái niệm đã được giải đáp chi tiết. Thông qua những lợi ích của việc triển khai chức năng chất lượng giúp các nhà quản lý hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường.

bookmark_borderContingency plan là gì? Các lĩnh vực sử dụng

Contingency plan là cụm từ được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, ngành công nghệ thông tin hay bất cứ một ngành nào… Vậy, Contingency plan là gì? Xem phần thông tin dưới đây để hiểu hơn về khái niệm này bạn nhé!

Contingency plan là gì?

Contingency plan có nghĩa là kế hoạch dự phòng. Thuật ngữ trong công nghệ thông tin được hiểu là một hệ thống an ninh (INFOSEC). Khi hoạt động kinh doanh bình thường bị gián đoạn do khẩn cấp, thảm họa hoặc chuyển đổi dự phòng thì kế hoạch dự phòng sẽ thay thế được thực hiện.

Đặc điểm của kế hoạch dự phòng là đảm bảo tính liên tục tại chỗ, hoạt động kinh doanh off-site, sự hài lòng của khách hàng, phân phối sản phẩm… Kế hoạch dự phòng còn được hiểu là một kế hoạch khôi phục thảm họa (DRP).

Contingency plan là bản kế hoạch mang tính đối phó với các sự kiện mà chưa biết chắc là có xảy ra hay không. Trong quản lý dự án, kế hoạch này là một phần của kế hoạch quản lý dự án.

Ví dụ, bạn là một người quản lý dự án trong một dự án về xây dựng, có thể sẽ có những sự cố xảy ra cho công trình sơn tường như trời mưa to làm trôi lớp sơn phủ. Vì thế, kế hoạch dự phòng là những điều cần làm khi có trời mưa to, chẳng hạn như dùng bạt ra che chỗ sơn, khi trời tạnh thì gỡ lớp che ra.

Nhiều người nhầm lẫn giữa Contingency Plan và Fallback plan. Vậy, giữa 2 khái niệm này có gì khác biệt?

Theo đó, Fallback plan được thi hành khi kế hoạch dự phòng thất bại hoặc thực thi không hiệu quả. Ví dụ, bạn lưu trữ thông tin trên 1 file để không bị quên và bạn upload file lên internet để lưu trữ không bị mất. Nếu như filer dùng trong máy tính bị mất thì vẫn còn 1 file trên internet, đây được hiểu là Fallback plan.

Thực tế, cả 2 khái niệm này không có sự khác biệt lớn và đều dùng để quản lý Identified Risks. Chỉ có điểm khác biệt duy nhất khi contingency plan không giải quyết triệt để thì được thay Fallback plan.

Ý nghĩa của kế hoạch dự phòng trong một số lĩnh vực

Trong lĩnh vực kinh doanh, kế hoạch dự phòng là quy trình linh hoạt được xây dựng để đảm bảo các hoạt động kinh doanh cốt lõi phục vụ khách hàng liên tục khi có thảm họa xảy ra.

Trong lĩnh vực tài chính, kế hoạch dự phòng được các nhà quản lý chú trọng xác  định và lập kế hoạch thông qua việc dùng các mô hình dự đoán về các trường hợp mà họ cho rằng có thể xảy ra. Các nhà quản lý luôn nhìn ở góc nhìn tiêu cực để có thể giảm thiểu mọi rủi ro.

Những giả định về một kết quả xấu nhất theo dự kiến giúp công ty có thể vượt qua những khó khăn, giảm thiểu những tiêu cực. Kế hoạch dự phòng cần được xây dựng trước các chiến lược kinh doanh vì sự cố xảy ra là những tình huống bất ngờ không xác định cụ thể.

Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa rủi ro cần phải rõ ràng để giúp các doanh nghiệp xác định được những rủi ro và kịp thời khắc phục.

Ví dụ, khách hàng có một khoản nợ ngân hàng mà đến hạn trả nợ gốc lẫn lãi xuất mà khách hàng lại chưa có khả năng thanh toàn. Kế hoạch dự phòng mà ngân hàng lên kế hoạch là tiến hành xếp lại nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro khi khách hàng không có khả năng thanh toán.

Ở một số rủi ro như hỏa hoạn, lũ lụt, lốc xoáy… thường đề cập đến kế hoạch dự phòng. Nếu không chuẩn bị trước kế hoạch phòng ngừa thì sẽ gây hoảng loạn, không được cứu giúp kịp thời, bồi thường những thiệt hại.

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, Contingency plan cũng cần thiết lập kế hoạch, dù là quy mô kinh doanh, hoạt động ở mức độ tầm cỡ hay nhỏ hơn. Chuẩn bị những sự kiện quan trọng như dữ liệu, hệ thống thông tin, khách hàng, nhà cung cấp…

Bài viết đã làm rõ khái niệm Contingency plan là gì. Hi vọng các bạn có thể lập kế hoạch phục vụ công việc hay bất cứ một lĩnh vực nào cũng cần đến kế hoạch dự phòng để xử lý những rủi ro xảy đến.

bookmark_borderĐiều khoản tham chiếu là gì? Nội dung của điều khoản tham chiếu trong các dự án

Điều khoản tham chiếu là một danh từ được dùng thường xuyên trong lĩnh vực xây dựng. Về cơ bản, điều khoản tham chiếu được hiểu là điều khoản giao việc, nhưng cụ thể hơn điều khoản tham chiếu là gì sẽ được giải đáp chi tiết hơn trong phần trình bày sau. Các bạn cùng xem để hiểu hơn nhé!

Điều khoản tham chiếu là gì?

Điều khoản tham chiếu là một danh từ thường được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong tiếng Anh có nghĩa là Reference Provision. Điều khoản tham chiếu được hiểu là điều khoản giao việc mà trong đó có mô tả phạm vi và nội dung tư vấn yêu cầu bên nhà thầu thực hiện.

Các thông tin trong điều khoản tham chiếu cần đảm bảo đầy đủ, trình bày rõ ràng và cụ thể những nội dung mà nhà thầu hiểu rõ và xác định được nhiệm vụ cần thực hiện.

Ví dụ, trong bảng mô tả của một dự án sản xuất gạch không nung thông thường có những thông tin cơ bản như: Tên dự án, tên nhiệm vụ, số lượng người tư vấn, địa bàn công tác, thời gian cụ thể, giám sát trực tiếp.

Những nội dung chi tiết của điều khoản tham chiếu như sau:

– Bối cảnh thực hiện nhiệm vụ.

– Mục đích của nhiệm vụ.

– Kết quả cần đạt được.

– Phạm vi nhiệm vụ thực hiện.

– Phương pháp luận và tiếp cận.

– Kế hoạch thực hiện, cụ thể về thời gian thực hiện hợp đồng trong khoảng bao lâu.

– Yêu cầu năng lực và kinh nghiệm của người công tác.

– Các điều kiện chi trả liên quan.

Nội dung của điều khoản tham chiếu trong một công trình xây dựng

Các bạn có thể tìm thấy khái niệm điều khoản tham chiếu được dùng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Trong đó, nội dung bao gồm các phần như sau:

Mô tả khái quát về dự án thực hiện

Dự án bao gồm nhiều gói thầu và những gói thầu này liên quan chặt chẽ với nhau. Trong đó, bảng mô tả dự án giúp  khái quát được các nội dung giúp nhà thầu biết được đặc điểm của dự án và đánh giá được mức độ phức tạp.

Bảng mô tả khái quát dự án bao gồm những thông tin cơ bản như sau:

– Tên dự án thực hiện.

– Tên chủ đầu tư.

– Nguồn vốn.

– Quy mô và địa điểm thực hiện.

– Đặc điểm kỹ thuật nổi bật và các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản cần đáp ứng.

– Tiến độ thực hiện dự án.

Trong phần nội dung của gói thầu tư vấn như tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi; tư vấn quản lý dự án; tư vấn khảo sát thiết kế; tư vấn giám sát; tư vấn đấu thầu… Mỗi bảng nội dung mô tả khái quát dự án có mức độ chi tiết khác nhau.

Trong đó, riêng đối với gói thầu tư vấn khảo sát và tư vấn quản lý dự án cần mô tả chi tiết về địa điểm thực hiện, đặc điểm kỹ thuật và quy mô dự án.

Ngoài ra, đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu cho một gói thầu nào đó trong dự án thì bảng mô tả dự án không cần thiết phải đề cập chi tiết. Có thể chỉ cần cung cấp thông tin về tên dự án, địa điểm và quy mô của dự án đó.

Mô tả phạm vi và nội dung của gói thầu

Bảng mô tả phạm vi và nội dung của dự án là phần chính của điều khoản tham chiếu. Ý nghĩa của phần thông tin này giúp nhà thầu biết họ cần phải làm công việc cụ thể ra sao đối với gói thầu này.

Nội dung của gói thầu cần nêu rõ phạm vi của gói thầu bao gồm những công việc có khối lượng hoặc quy mô của từng công việc. Ví dụ, trong gói thầu tư vấn thiết kế của một công trình xây dựng thì bên mời thầu cần nêu rõ phạm vi của gói thầu bao gồm những hạng mục thiết kế công trình nào.

Trong từng hạng mục công trình đó phải nêu rõ diện tích bao nhiêu, chi tiết gồm bao nhiêu tầng và mỗi tầng bao nhiêu phòng.

Điều khoản tham chiếu là gì? Bài viết đã nêu rõ phần thông tin giúp chúng ta hiểu rõ khái niệm này quan trọng ra sao trong một dự án. Hi vọng với nội dung khái quát của điều khoản tham chiếu đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích cho mình.

Posted in 0

bookmark_borderĐiều khoản tham chiếu là gì? Nội dung của điều khoản tham chiếu trong các dự án

Điều khoản tham chiếu là một danh từ được dùng thường xuyên trong lĩnh vực xây dựng. Về cơ bản, điều khoản tham chiếu được hiểu là điều khoản giao việc, nhưng cụ thể hơn điều khoản tham chiếu là gì sẽ được giải đáp chi tiết hơn trong phần trình bày sau. Các bạn cùng xem để hiểu hơn nhé!

Điều khoản tham chiếu là gì?

Điều khoản tham chiếu là một danh từ thường được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong tiếng Anh có nghĩa là Reference Provision. Điều khoản tham chiếu được hiểu là điều khoản giao việc mà trong đó có mô tả phạm vi và nội dung tư vấn yêu cầu bên nhà thầu thực hiện.

Các thông tin trong điều khoản tham chiếu cần đảm bảo đầy đủ, trình bày rõ ràng và cụ thể những nội dung mà nhà thầu hiểu rõ và xác định được nhiệm vụ cần thực hiện.

Ví dụ, trong bảng mô tả của một dự án sản xuất gạch không nung thông thường có những thông tin cơ bản như: Tên dự án, tên nhiệm vụ, số lượng người tư vấn, địa bàn công tác, thời gian cụ thể, giám sát trực tiếp.

Những nội dung chi tiết của điều khoản tham chiếu như sau:

– Bối cảnh thực hiện nhiệm vụ.

– Mục đích của nhiệm vụ.

– Kết quả cần đạt được.

– Phạm vi nhiệm vụ thực hiện.

– Phương pháp luận và tiếp cận.

– Kế hoạch thực hiện, cụ thể về thời gian thực hiện hợp đồng trong khoảng bao lâu.

– Yêu cầu năng lực và kinh nghiệm của người công tác.

– Các điều kiện chi trả liên quan.

Nội dung của điều khoản tham chiếu trong một công trình xây dựng

Các bạn có thể tìm thấy khái niệm điều khoản tham chiếu được dùng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Trong đó, nội dung bao gồm các phần như sau:

Mô tả khái quát về dự án thực hiện

Dự án bao gồm nhiều gói thầu và những gói thầu này liên quan chặt chẽ với nhau. Trong đó, bảng mô tả dự án giúp  khái quát được các nội dung giúp nhà thầu biết được đặc điểm của dự án và đánh giá được mức độ phức tạp.

Bảng mô tả khái quát dự án bao gồm những thông tin cơ bản như sau:

– Tên dự án thực hiện.

– Tên chủ đầu tư.

– Nguồn vốn.

– Quy mô và địa điểm thực hiện.

– Đặc điểm kỹ thuật nổi bật và các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản cần đáp ứng.

– Tiến độ thực hiện dự án.

Trong phần nội dung của gói thầu tư vấn như tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi; tư vấn quản lý dự án; tư vấn khảo sát thiết kế; tư vấn giám sát; tư vấn đấu thầu… Mỗi bảng nội dung mô tả khái quát dự án có mức độ chi tiết khác nhau.

Trong đó, riêng đối với gói thầu tư vấn khảo sát và tư vấn quản lý dự án cần mô tả chi tiết về địa điểm thực hiện, đặc điểm kỹ thuật và quy mô dự án.

Ngoài ra, đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu cho một gói thầu nào đó trong dự án thì bảng mô tả dự án không cần thiết phải đề cập chi tiết. Có thể chỉ cần cung cấp thông tin về tên dự án, địa điểm và quy mô của dự án đó.

Mô tả phạm vi và nội dung của gói thầu

Bảng mô tả phạm vi và nội dung của dự án là phần chính của điều khoản tham chiếu. Ý nghĩa của phần thông tin này giúp nhà thầu biết họ cần phải làm công việc cụ thể ra sao đối với gói thầu này.

Nội dung của gói thầu cần nêu rõ phạm vi của gói thầu bao gồm những công việc có khối lượng hoặc quy mô của từng công việc. Ví dụ, trong gói thầu tư vấn thiết kế của một công trình xây dựng thì bên mời thầu cần nêu rõ phạm vi của gói thầu bao gồm những hạng mục thiết kế công trình nào.

Trong từng hạng mục công trình đó phải nêu rõ diện tích bao nhiêu, chi tiết gồm bao nhiêu tầng và mỗi tầng bao nhiêu phòng.

Điều khoản tham chiếu là gì? Bài viết đã nêu rõ phần thông tin giúp chúng ta hiểu rõ khái niệm này quan trọng ra sao trong một dự án. Hi vọng với nội dung khái quát của điều khoản tham chiếu đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích cho mình.

bookmark_borderCó nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không?

Không phải ai cũng may mắn tìm được việc mới trước khi xin nghỉ ở công ty. Thế nhưng thời gian làm việc tại đây lại khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề. Vậy thì có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình.

Không thể nói là nên hay không nên nghỉ việc trước khi tìm được công việc mới phù hợp hơn. Câu trả lời này sẽ phụ thuộc vào điều kiện riêng của mỗi người, cho nên chúng tôi chỉ giúp bạn tìm thấy hướng đi đúng cho mình hơn là một câu trả lời chính xác.

Có nên nghỉ việc trước khi tìm được việc mới?

Trước khi đưa ra quyết định, bạn hãy thành thật trả lời những câu hỏi sau đây:

Sau khi nghỉ việc, số tiền trong tài khoản có thể trang trải chi phí cuộc sống tối đa trong bao lâu? Thông thường sau khi nghỉ việc bạn sẽ phải mất từ 3 – 6 tháng để tìm được một công việc mới. Và trong thời gian đó bạn cần phải có đủ tiền để chi trả mọi chi phí sinh hoạt tối thiểu của mình.

Nếu nghỉ việc bây giờ bạn dự định sẽ làm gì tiếp theo trong 3 – 6 tháng tới? Bắt tay ngay vào công cuộc tìm kiếm một công việc mới hay để bản thân nghỉ ngơi thư giãn bằng một chuyến du lịch?

Bạn muốn theo đuổi công việc gì trong tương lai? Bạn yêu thích được thử thách bản thân với ngành nghề nào trong tương lai hay tìm một công việc tương tự? Nhưng lời khuyên dành cho bạn là hãy tìm kiếm công việc ở một lĩnh vực mới. Bởi vì thông thường, nếu bạn đã nghỉ việc nhưng lại tiếp tục một công việc mới tương tự thì kết cục cũng không khác nhau là bao.

Bạn đã chuẩn bị những gì cho kế hoạch nghỉ việc của mình? Bạn đã tìm kiếm và gửi resume cho những công ty khác? Đăng CV của mình lên các trang việc làm trực tuyến?

Hay lên kế hoạch học tập cho bản thân? Bạn không nên có suy nghĩ nghỉ việc là ngay lập tức gửi đơn lên quản lý. Bởi vì như vậy bạn sẽ gặp khó khăn trong khoảng thời gian tới vì không có thu nhập cho bản thân. Tham khảo qua các lớp học trực tuyến v kỹ năng cũng là một điều lợi ích.

Việc trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn biết được mình có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không cũng như lập được kế hoạch cho tương lai của mình.

Nghỉ việc khi chưa có việc mới được và mất gì?

Nếu như bạn quyết định nghỉ việc khi chưa tìm được một công việc mới, khả năng cao bạn sẽ phải chịu cảnh “ăn không ngồi rồi”, nhanh thì 1 – 2 tháng nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Như vậy bạn vừa không có thu nhập, vừa mang tiếng là “thất nghiệp” trong mắt mọi người.

Thế nhưng, bạn sẽ nhanh chóng giải thoát được công việc hiện tại. Bởi vì một khi đã có suy nghĩ đến nghỉ việc tức công việc hiện tại mang đến cho bạn nhiều áp lực, mệt mỏi và tù túng. Có thể là do sức khỏe bạn không đáp ứng được yêu cầu công việc, sếp không đánh giá đúng năng lực bạn bỏ ra hay bạn không có cơ hội thăng tiến dù đã làm việc hết mình trong thời gian dài,…

Ngoài ra, nếu bạn đã quyết định nghỉ việc nhưng vẫn chưa có việc làm, vậy tức bạn đang có trong tay rất nhiều thời gian. Như vậy thì bạn có thể thực hiện những kế hoạch mà trước đây bản thân vẫn mong muốn có thời gian để làm. Ví dụ như lên kế hoạch du lịch cùng bạn bè, người thân hay đi một mình; đăng ký một khóa học yêu thích như vẽ, đàn,…

Tuy nhiên, bạn nên có suy nghĩ kỹ có nên quyết định nghỉ việc hay không? Có thể khi sang một môi trường làm việc mới bạn nhận thấy không thể hòa nhập như ở công ty cũ, hay đã tìm được việc nhưng thời gian quá bận rộn không được thảnh thơi như trước,…Lúc này bạn cảm thấy hối hận và muốn được quay trở lại công ty cũ dường như là điều bất khả thi. Ngoại trừ bạn là một nhân tố rất quan trọng đối với họ.

Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không vẫn là câu hỏi cần do chính bản thân bạn trả lời. Tuy nhiên, chỉ cần bạn có được kế hoạch của riêng mình thì dù có lựa chọn như thế nào bạn vẫn có thể làm chủ được cuộc sống của mình.

bookmark_borderSales là gì? Những điều bạn cần biết về nghề Sales hiện nay

Ngày nay, mỗi khi nhắc đến những ngành nghề hot nhất hiện nay, ngoài những ngành quen thuộc thường được mọi người nhắc đến thường xuyên như Công nghệ thông tin, Marketing thì chắc chắn không thể bỏ sót nghề Sales. Vậy bạn đã biết Sales là gì hay chưa?

Sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay đang được đánh giá là có tốc độ phát triển vượt trội trong những năm gần đây. Kéo theo đó là sự mở rộng của các ngành nghề liên quán đến dịch vụ và bán hàng ngày càng tăng trưởng theo. Trong đó, nghề Sales đang là nghề hot, thu hút rất nhiều người ứng tuyển vào vị trí này. Mặt khác, các công ty ngày nay cũng ngày càng chú trọng vào bộ phận sales nhiều hơn. Nếu bạn có đang thắc mắc về nghề sale là gì? Mời bạn đọc qua bài viết này nhé!

Nghề sales là gì?

Nghề sales hiện nay được hiểu đó chính là nghề bán hàng cho một cửa hàng hay doanh nghiệp. Một nhân viên Sales sẽ có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thông qua đó nắm bắt nhu cầu tâm lý của khách hàng và đưa ra những tư vấn cụ thể để giúp khách hàng hiểu rõ và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Trong một doanh nghiệp, bộ phận Sales vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo doanh số hàng tháng, hàng năm. Nhân viên Sales phải chịu áp lực rất lớn, họ không chỉ tiếp xúc khách hàng mà còn phải chịu áp lực về mặt doanh thu. Do đó, công việc của một nhân viên Sales không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ chỉ liên quan đến việc bán hàng là chính, mà song song đó phải tư vấn, giải quyết vấn đề, và chạy doanh số …

Công việc cụ thể của một nhân viên Sales là như thế nào?

Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh và quy mô doanh nghiệp, nhân viên Sales sẽ có những công việc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì công việc nhân viên Sales sẽ bao gồm như sau:

Nắm vững thông tin về các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang bán trên thị trường một cách thật đầy đủ như: Nguồn gốc, màu sắc, mẫu mã,  cách sử dụng, bảo hành lắp đặt, khuyến mãi và ưu đãi.

 Nhân viên Sales làm việc tại các cửa hàng phải có kỹ năng quan sát, tư vấn khách hàng nhiệt tình. Nhân viên Sales phải giúp khách hàng tạo nên ấn tượng tốt đối với cửa hàng từ khi bước vào cho đến khi rời khỏi cửa hàng.

 Ngoài ra, nhân viên Sales còn phải đưa ra những tư vấn thích hợp để giải đáp thắc mắc cho khách hàng, khiến họ hài lòng và đồng ý mua sản phẩm đó.

 Thường xuyên theo dõi tốc độ tiêu thụ hàng hóa và đưa ra báo cáo đánh giá tình trạng bán hàng trong thời gian nhất định.

 Chăm sóc khách hàng một cách thường xuyên như gọi điện tư vấn hay giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm mới, những chương trình ưu đãi sẽ diễn ra để giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt được thông tin và tăng cơ hội bán hàng nhanh chóng.

 Đưa ra báo giá phù hợp, kiểm tra hợp đồng mua bán, thời gian giao nhận hàng thích hợp cho khách hàng.

 Kiểm kê số lượng hàng hoá mỗi ngày, nộp hóa đơn bán hàng hằng ngày cho bộ phận kiểm tra. Bổ sung những mặt hàng còn thiếu và ghi nhận trực tiếp những thiếu sót mỗi ngày.

Lập báo cáo kinh doanh cho cấp trên theo đúng quy định.

Trên đây, là những công việc cụ thể mà những nhân viên làm Sales phải thực hiện mỗi ngày. Rất nhiều doanh nghiệp còn mở hẳn những khóa đào tạo chuyên nghiệp dành cho nhân viên Sales để giúp họ có được những kỹ năng quan trọng khi tiếp xúc với khách hàng.

Nhân viên Sales chính là người thay mặt doanh nghiệp trực tiếp trao đổi với khách hàng. Vì thế, mọi thái độ hành vi và cách ứng xử của nhân viên Sales đều phải rất chuyên nghiệp từ cách ăn mặt cho đến giọng nói đều phải tốt. Bên cạnh trình độ về mặt chuyên môn thì thái độ và tác phong làm việc cũng là điều vô cùng cần thiết.

Mong rằng, với những chia sẻ của chúng tôi về công việc của nhân viên Sales phía trên đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc hot này. Qua đó trả lời câu hỏi “Sales là gì” và giúp bạn có thêm những kiến thức giá trị để có sự lựa chọn phù hợp cho công việc của mình trong tương lai.

bookmark_borderĐiểm yếu của bạn là gì? Cách trả lời câu hỏi này “ghi điểm” với nhà tuyển dụng

Điểm yếu của bạn là gì?” là câu hỏi quan trọng không thể thiếu trong tất cả các buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, có nhiều ứng viên vẫn không biết làm thế nào trả lời câu hỏi này một cách tốt nhất, để không đánh mất cơ hội làm việc của mình tại công ty. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.

Đưa ra câu trả lời cụ thể

Nhà tuyển dụng bao giờ cũng thích những câu trả lời cụ thể, ngắn gọn và mang đầy đủ nội dung mà ứng viên cần trình bày, thay vì phải mất quá nhiều thời gian để nghe một câu trả lời chung chung và không rõ ràng. Thế nên, khi trả lời câu hỏi điểm yếu hoặc bất kỳ câu hỏi nào từ người phỏng vấn, bạn cần phải đưa ra một nội dung rành mạch, cụ thể, đây cũng là một trong những yếu tố giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Đừng bao giờ trả lời với nhà tuyển dụng là bạn không có điểm yếu nào cả, thay vào đó hãy trình bày khuyết điểm của mình một cách khéo léo. Hơn thế, cho dù là trình bày điểm yếu của bản thân, bạn cũng phải giữ một phong thái tự tin và chuyên nghiệp. Hãy tạo cho người phỏng vấn biết được bạn rất mong muốn được làm việc tại công ty.

Đưa ra điểm yếu không liên quan đến công việc

Một trong những cách hay giúp bạn trả lời câu hỏi điểm yếu của bạn là gì đó là nêu ra những điểm yếu không quan trọng hoặc không liên quan đến công việc. Đơn cử, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kế toán, bạn có thể trình bày điểm yếu của bản thân đó là kỹ năng đàm phán, thuyết phục…sao cho những điểm yếu đó không ảnh hưởng đến công việc mà bạn ứng tuyển. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể bỏ qua những thiếu sót đó một cách dễ dàng hơn.

Đưa ra cách khắc phục

Người phỏng vấn luôn muốn tuyển được những nhân viên biết nhận ra những điểm yếu của bản thân và có phương hướng khắc phục, cải thiện kịp thời. Chẳng hạn, bạn có thể đưa ra câu trả lời như sau:” Điểm yếu của tôi nằm ở khả năng giao tiếp. Vì thế, tôi đang tham gia một khóa học về kỹ năng này để có thể giao tiếp một cách tự tin với mọi người.” Thế nên, đưa ra điểm yếu và hướng khắc phục là một cách giúp bạn trả lời tốt khi được hỏi về điểm yếu của mình.

Bạn nên nhớ rằng, nhà tuyển dụng không muốn tìm được một nhân viên hoàn hảo, mà họ luôn muốn tìm kiếm những ứng viên biết bản thân có những khuyết điểm gì và biết cải thiện trau dồi để khắc phục những điểm yếu đó. Vì thế, hãy đưa ra điểm yếu và cách bạn vượt qua những khuyết điểm đó để trình bày với nhà tuyển dụng. Họ không những không “trừ điểm” mà còn đánh giá cao câu trả lời của ứng viên.

Đưa ra điểm yếu và đó cũng là điểm mạnh của bạn

Đưa ra điểm yếu của bản thân và đó cũng là điểm mạnh của mình là cách được rất nhiều bạn ứng viên áp dụng trong buổi phỏng vấn. Bởi đây là một cách trả lời khôn ngoan và khéo léo, khiến nhà tuyển dụng chỉ chú ý đấy là điểm mạnh của bạn mà quên đi khuyết điểm mà bạn đã trình bày trước đó. Bạn có thể đưa ra câu trả lời như sau:” Tôi là một người rất tỉ mỉ và khắt khe với bản thân, tôi không muốn bản thân mắc phải những sai sót dù là nhỏ nhất trong công việc. Thế nên, trong một số những trường hợp, tôi phải dành quá nhiều thời gian điểm kiểm tra và hoàn thành công việc. Tôi biết đây là điểm yếu của mình, và tôi đang nỗ lực cải thiện từng ngày.”

Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, bạn phải biết cách tiết chế câu trả lời của mình khi áp dụng cách này. Tránh trường hợp nhà tuyển dụng hiểu lầm là bạn quá tự cao, dẫn đến việc đánh giá thấp câu trả lời của ứng viên.

Khi được hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?”, ứng viên có thể áp dụng theo những cách trên để trả lời câu hỏi của mình. Bất kể trong trường hợp nào, bạn cũng phải trình bày một cách rõ ràng, cụ thể và luôn tự tin về bản thân để giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn.

bookmark_borderContent marketing là gì? Yếu tố để có một content marketing hiệu quả?

Content marketing là một thuật ngữ phổ biến và được nhắc khá nhiều hiện nay, vậy bạn có biết content marketing là gì? Làm thế nào để có một nội dung quảng cáo chất lượng và hiệu quả? Bạn đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

Content marketing là gì?

Để hiểu rõ về thuật ngữ content marketing, trước hết bạn cần phân tích content là gì và marketing là gì. Theo đó, trong tiếng anh, content được hiểu là nội dung, bao gồm: chữ viết, hình ảnh, âm thanh…

Marketing có nghĩa là quảng cáo và tiếp thị. Khi có một sản phẩm mới, công ty phải giới thiệu và quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình đến với khách hàng.

Thế nên, content marketing được hiểu là tiếp thị và quảng cáo bằng nội dung. Người làm content marketing là người sáng tạo và xây dựng những nội dung độc đáo, mới lạ, có giá trị và liên quan đến sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, content marketing còn giúp công ty xây dựng được lòng tin và giúp giữ chân khách hàng.

Làm thế nào để có một content marketing hiệu quả?

Hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ

Trước khi có một chiến dịch content hiệu quả, các marketer cần phải trải qua quá trình sử dụng hoặc tìm hiểu về sản phẩm. Điều này, giúp bạn có thể hiểu rõ về tính năng cũng như những điểm nổi trội của dịch vụ hay sản phẩm, qua đó giúp bạn đưa ra những nội dung quảng cáo chất lượng và “đánh trúng” tâm lý khách hàng.

Phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng

Một chiến dịch content marketing thất bại khi bạn không tiếp cập được nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Thế nên, người viết content cần làm nổi bật nội dung mình muốn tiếp thị sẽ hướng đến đối tượng khách hàng nào. Chẳng hạn, đối với nhóm khách hàng là người lớn tuổi, một nội dung quá trẻ trung, thời thượng có thể sẽ không hợp với họ và chắc chắn sẽ không thu hút được nhóm khách hàng này, cho dù bạn đang sở hữu một sản phẩm tốt và chất lượng.

Thế nên, nghiên cứu khách hàng là điều rất quan trọng, tùy vào độ tuổi, sở thích, giới tính, nghề nghiệp…mà bạn có thể lựa chọn phong cách viết, câu từ, hình ảnh, âm thanh…phù hợp với nhóm đối tượng đó.

Nội dung phải hữu ích và liên quan đến sản phẩm

Một content giá trị và mang lại lợi ích bao giờ cũng thu hút khách hàng hơn những content lệch lạc và không rõ ràng. Để có một content marketing hữu ích, bạn cần phải giải đáp được những thắc mắc của khách hàng và cho đi cái họ muốn. Chẳng hạn, khi họ muốn tìm một thông tin nào đó trên Internet, nếu website của bạn có thể giải quyết vấn đề của khách hàng và họ cảm thấy hữu ích, thì khả năng mua hàng của họ sẽ cao hơn. Ngược lại, đối với những nội dung không đúng trọng tâm hoặc không đáp ứng được nhu cầu, thì khách hàng sẽ rời bỏ và tìm những website khác.

Chưa hết, một nội dung độc đáo và khác biệt bao giờ cũng sẽ tạo ấn tượng tốt với mọi người. Vậy nên, các marketer cần sáng tạo nên những content mới lạ, không bị trùng lập và thu hút khách hàng.

Nội dung nắm bắt được xu hướng thị trường

Trước khi thực hiện bất kỳ một chiến dịch content marketing nào, một trong những điều mà các marketer cần làm là nghiên cứu xu hướng thị trường, nhằm tạo ra được nội dung nắm bắt được xu thế.

Hiện nay, có một loại content khá phổ biến và giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh đó là “content bắt trend”. Hàng ngày, khách hàng sẽ được nghe và tiếp xúc rất nhiều những sự kiện, thông tin khác nhau và họ nắm bắt những xu hướng này rất nhanh chóng. Theo đó, công ty sẽ nghiên cứu những “trend mới” hay những vấn đề mà khách hàng đang quan tâm, từ đó tạo ra những nội dung theo xu hướng đó và có liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của mình để thu hút khách hàng. Hơn thế, cách viết content này còn mang đến một mức độ lan truyền rất cao và nhanh chóng.

Content marketing là gì? Đây là một thuật ngữ mà các marketer cần nắm rõ vì đó là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng của mình.

bookmark_borderHR Assistant là gì? HR Assistant cần có những kỹ năng gì?

Trợ lý nhân sự hay còn gọi là HR Assistant là một trong những công việc dành cho những bạn sinh viên mới ra trường hoặc những người có ít kinh nghiệm mong muốn theo đuổi và gắn bó với công việc quản lý nhân sự. Vậy bạn có hiểu HR Assistant là gì?

HR Assistant là gì?

HR có nghĩa là quản lý nhân sự, được viết tắt từ Human Resource. HR Assistant được hiểu là trợ lý nhân sự. Đây là một công việc liên quan đến quản lý con người và làm việc tại phòng nhân sự của các công ty.

Công việc chính mà HR Assistant đảm nhận là hỗ trợ trưởng phòng nhân sự trong các nhiệm vụ như quản lý hồ sơ nhân sự, xử lý các vấn đề về hồ sơ và hợp đồng nhân sự, bên cạnh đó trợ lý nhân sự cũng phải hỗ trợ với chuyên viên tuyển dụng trong việc sắp xếp các buổi phỏng vấn, tìm kiếm các nguồn nhân sự mới hoặc soạn tài liệu để phỏng vấn ứng viên.

Những kỹ năng cần có khi ứng tuyển vào vị trí HR Assistant?

Kỹ năng chuyên môn

Chuyên môn là một kỹ năng đầu tiên mà bất cứ nhân viên HR Assistant nào cũng phải có. Theo đó, trợ lý nhân sự là những người phải có khả năng dự đoán về nhu cầu nguồn nhân lực ở các phòng ban của công ty trong tương lai, đồng thời phải biết cách phối hợp với trưởng phòng nhân sự để hoạch định và xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức nhân viên trong doanh nghiệp.

Chưa hết, HR Assistant phải phối hợp với phòng nhân sự để đưa ra chiến lược tuyển dụng nhân viên tiềm năng cho công ty. Cụ thể, trợ lý nhân sự có thể chuẩn bị hồ sơ tài liệu phỏng vấn, lập ra những câu hỏi để hỏi ứng viên hoặc liên lạc với ứng viên để thông báo kết quả phỏng vấn. Ngoài ra, HR Assistant có thể là những người hỗ trợ nhân viên mới hoặc xử lý những hồ sơ và hợp đồng làm việc giữa doanh nghiệp với người lao động trong công ty.

Bên cạnh đó, bạn còn đảm nhận công việc thương lượng với người lao động các chế độ lương, thưởng hàng năm hoặc trình bày với nhà lãnh đạo về đề xuất tăng lương cho nhân viên.

Kỹ năng quản lý nhân sự

Để hoàn thành tốt công việc trợ lý nhân sự, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng quản lý con người. Bạn phải thường xuyên phối hợp với phòng ban để đưa ra kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Chưa hết, HR Assistant là một người phải biết cách xử lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân viên hoặc giữa doanh nghiệp và người lao động, nhằm mang đến lợi ích cho cả hai bên.

Bên cạnh đó, HR Assistant sẽ phối hợp với phòng nhân sự đề xuất lương thưởng và các chế độ phúc lợi cho nhân viên, mang đến sự hài lòng cho người lao động. Qua đó, giúp họ có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Kỹ năng làm việc nhóm

Khi làm việc ở những công ty lớn hoặc tập đoàn đa quốc gia, mỗi phòng ban sẽ có rất nhiều nhân viên, họ đảm nhận những công việc khác nhau nhưng luôn phối hợp và hỗ trợ nhau trong công việc. Thế nên, làm việc nhóm là kỹ năng rất cần thiết cho tất cả các ngành nghề, trong đó có HR Assistant.

Để có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, bạn cần phải có sự hòa đồng với mọi người trong công ty, đồng thời phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của họ. Khi bạn đảm nhận công việc là trợ lý nhân sự, thì việc lắng nghe và nhận những góp ý từ trưởng phòng nhân sự là rất cần thiết. Những điều này có thể giúp bạn học hỏi và trau dồi kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Kỹ năng giải quyết xung đột

Trong một số trường hợp, HR Assistant là những người phải đứng ra hòa giải khi xảy ra những xung đột hay những vấn đề khó giải quyết giữa doanh nghiệp và người lao động hoặc giữa những nhân viên trong công ty.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu công việc của HR Assistant là gì? Để trở thành một trợ lý nhân sự giỏi bạn hãy thường xuyên nâng cao chuyên môn, kỹ năng cũng như không ngừng tích lũy kinh nghiệm cho bản thân nhé!