bookmark_borderQuy mô sản xuất là gì? Tầm ảnh hưởng của quy mô sản xuất

Quy mô sản xuất cho thấy sự phát triển sản xuất của một doanh nghiệp, trong đó có nhiều yếu tố quyết định. Cụ thể, quy mô sản xuất là gì, tầm ảnh hưởng và lợi ích ra sao? Xem phần thông tin để hiểu hơn bạn nhé!

Quy mô sản xuất là gì?

Quy mô sản xuất là những biểu hiện về khối lượng hay số lượng hàng hóa được sản xuất, các kỹ thuật sản xuất được áp dụng. Quy mô sản xuất được quyết định bởi các yếu tố như sau:

– Quy mô nhà máy.

– Số lượng nhà máy lắp đặt.

– Kỹ thuật sản xuất do người sản xuất quyết định.

Có 4 quy mô sản xuất liên quan đến việc sản phẩm được sản xuất. Mỗi quy mô sẽ phù hợp với các ứng dụng tạo ra sản phẩm khác nhau theo thứ tự tăng dần.

– Sản xuất sản phẩm một lần (nguyên mẫu tùy chỉnh duy nhất).

– Sản xuất sản phẩm theo lô (sản xuất sản phẩm theo lô đặt số lượng).

– Sản xuất sản phẩm hàng loạt (sản xuất số lượng lớn sản phẩm giống hệt nhau).

– Sản xuất liên tục (sản xuất sản phẩm số lượng lớn 24/7).

Tầm ảnh hưởng của quy mô sản xuất

Quyết định quy mô sản xuất là quyết định rất quan trọng bởi tác động đến hiệu quả phát triển công việc kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. Theo đó, nếu nhà sản xuất lựa chọn đúng quy mô sẽ đem lại hiệu quả cao.

Trái lại, nếu quyết định quy mô sản xuất sai sẽ dẫn đến 2 trường hợp:

– Nếu quy mô quá lớn hơn nhu cầu thị trường thì chi phí kinh doanh lớn, hiệu quả kinh doanh thấp.

– Nếu quy mô quá nhỏ hơn nhu cầu thị trường thì sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Hoặc muốn nắm bắt cơ hội thì phải tốn chi phí đầu tư lớn, nhưng kỹ thuật không được đồng bộ.

Quy mô sản xuất của một doanh nghiệp có giới hạn nhất định, tồn tại một số khó khăn như sau:

 – Quy mô lớn thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý.

– Một số hoạt động khó thực hiện khi quy mô sản xuất lớn và tùy thuộc vào bản chất của hoạt động đó.

– Cơ sở vật chất kỹ thuật không có sẵn, số lượng không đáp ứng, nguồn vốn không đủ… dẫn đến những hạn chế phát triển.

– Nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất cũng là yếu tố giới hạn quy mô hoạt động.

Lựa chọn quy mô sản xuất quan trọng ra sao?

Lựa chọn quy mô sản xuất là một vấn đề đặc biệt quan trọng khi thiết kế hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp. Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất. Trong đó, đảm bảo được các yếu tố như địa điểm, quy mô, sự phân bố bộ phận sản xuất, mối quan hệ sản xuất, kỹ thuật sản xuất, nguyên tắc xây dựng, kho tàng và vận chuyển…

Quy mô của doanh nghiệp được quyết định bởi quy mô tạo ra sản phẩm và được đo bằng năng lực sản xuất, thước đo định lượng. Dựa vào tiêu chí này nên doanh nghiệp được phân chia quy mô ở các cấp độ như quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.

Trong đó, lợi ích của việc sản xuất quy mô lớn như sau:

– Tiết kiệm được chi phí sản xuất.

– Phân bổ nguồn lao động hợp lý.

– Tận dụng được trang thiết bị và máy móc.

– Sản xuất được số lượng lớn hàng hóa.

– Tiết kiệm được chi phí quản lý.

– Chủ động được các khoản vay vốn có mức lãi suất thấp.

– Thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển theo.

– Sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn.

– Tiết kiệm được chi phí quảng cáo và bán hàng.

– Sức cạnh tranh của sản phẩm được sản xuất bởi công ty có quy mô lớn cao hơn.

– Việc nghiên cứu và thử nghiệm được chú trọng nên dễ dàng tiếp nhận máy móc, kỹ thuật sản xuất với giá rẻ hơn.

Bài viết đã làm rõ khái niệm quy mô sản xuất là gì. Đây là tiêu chí mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều hướng đến và phát triển không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển. Hi vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích cho mình!

bookmark_borderSales là gì? Những điều bạn cần biết về nghề Sales hiện nay

Ngày nay, mỗi khi nhắc đến những ngành nghề hot nhất hiện nay, ngoài những ngành quen thuộc thường được mọi người nhắc đến thường xuyên như Công nghệ thông tin, Marketing thì chắc chắn không thể bỏ sót nghề Sales. Vậy bạn đã biết Sales là gì hay chưa?

Sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay đang được đánh giá là có tốc độ phát triển vượt trội trong những năm gần đây. Kéo theo đó là sự mở rộng của các ngành nghề liên quán đến dịch vụ và bán hàng ngày càng tăng trưởng theo. Trong đó, nghề Sales đang là nghề hot, thu hút rất nhiều người ứng tuyển vào vị trí này. Mặt khác, các công ty ngày nay cũng ngày càng chú trọng vào bộ phận sales nhiều hơn. Nếu bạn có đang thắc mắc về nghề sale là gì? Mời bạn đọc qua bài viết này nhé!

Nghề sales là gì?

Nghề sales hiện nay được hiểu đó chính là nghề bán hàng cho một cửa hàng hay doanh nghiệp. Một nhân viên Sales sẽ có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thông qua đó nắm bắt nhu cầu tâm lý của khách hàng và đưa ra những tư vấn cụ thể để giúp khách hàng hiểu rõ và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Trong một doanh nghiệp, bộ phận Sales vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo doanh số hàng tháng, hàng năm. Nhân viên Sales phải chịu áp lực rất lớn, họ không chỉ tiếp xúc khách hàng mà còn phải chịu áp lực về mặt doanh thu. Do đó, công việc của một nhân viên Sales không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ chỉ liên quan đến việc bán hàng là chính, mà song song đó phải tư vấn, giải quyết vấn đề, và chạy doanh số …

Công việc cụ thể của một nhân viên Sales là như thế nào?

Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh và quy mô doanh nghiệp, nhân viên Sales sẽ có những công việc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì công việc nhân viên Sales sẽ bao gồm như sau:

Nắm vững thông tin về các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang bán trên thị trường một cách thật đầy đủ như: Nguồn gốc, màu sắc, mẫu mã,  cách sử dụng, bảo hành lắp đặt, khuyến mãi và ưu đãi.

 Nhân viên Sales làm việc tại các cửa hàng phải có kỹ năng quan sát, tư vấn khách hàng nhiệt tình. Nhân viên Sales phải giúp khách hàng tạo nên ấn tượng tốt đối với cửa hàng từ khi bước vào cho đến khi rời khỏi cửa hàng.

 Ngoài ra, nhân viên Sales còn phải đưa ra những tư vấn thích hợp để giải đáp thắc mắc cho khách hàng, khiến họ hài lòng và đồng ý mua sản phẩm đó.

 Thường xuyên theo dõi tốc độ tiêu thụ hàng hóa và đưa ra báo cáo đánh giá tình trạng bán hàng trong thời gian nhất định.

 Chăm sóc khách hàng một cách thường xuyên như gọi điện tư vấn hay giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm mới, những chương trình ưu đãi sẽ diễn ra để giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt được thông tin và tăng cơ hội bán hàng nhanh chóng.

 Đưa ra báo giá phù hợp, kiểm tra hợp đồng mua bán, thời gian giao nhận hàng thích hợp cho khách hàng.

 Kiểm kê số lượng hàng hoá mỗi ngày, nộp hóa đơn bán hàng hằng ngày cho bộ phận kiểm tra. Bổ sung những mặt hàng còn thiếu và ghi nhận trực tiếp những thiếu sót mỗi ngày.

Lập báo cáo kinh doanh cho cấp trên theo đúng quy định.

Trên đây, là những công việc cụ thể mà những nhân viên làm Sales phải thực hiện mỗi ngày. Rất nhiều doanh nghiệp còn mở hẳn những khóa đào tạo chuyên nghiệp dành cho nhân viên Sales để giúp họ có được những kỹ năng quan trọng khi tiếp xúc với khách hàng.

Nhân viên Sales chính là người thay mặt doanh nghiệp trực tiếp trao đổi với khách hàng. Vì thế, mọi thái độ hành vi và cách ứng xử của nhân viên Sales đều phải rất chuyên nghiệp từ cách ăn mặt cho đến giọng nói đều phải tốt. Bên cạnh trình độ về mặt chuyên môn thì thái độ và tác phong làm việc cũng là điều vô cùng cần thiết.

Mong rằng, với những chia sẻ của chúng tôi về công việc của nhân viên Sales phía trên đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc hot này. Qua đó trả lời câu hỏi “Sales là gì” và giúp bạn có thêm những kiến thức giá trị để có sự lựa chọn phù hợp cho công việc của mình trong tương lai.

bookmark_borderContent marketing là gì? Yếu tố để có một content marketing hiệu quả?

Content marketing là một thuật ngữ phổ biến và được nhắc khá nhiều hiện nay, vậy bạn có biết content marketing là gì? Làm thế nào để có một nội dung quảng cáo chất lượng và hiệu quả? Bạn đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

Content marketing là gì?

Để hiểu rõ về thuật ngữ content marketing, trước hết bạn cần phân tích content là gì và marketing là gì. Theo đó, trong tiếng anh, content được hiểu là nội dung, bao gồm: chữ viết, hình ảnh, âm thanh…

Marketing có nghĩa là quảng cáo và tiếp thị. Khi có một sản phẩm mới, công ty phải giới thiệu và quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình đến với khách hàng.

Thế nên, content marketing được hiểu là tiếp thị và quảng cáo bằng nội dung. Người làm content marketing là người sáng tạo và xây dựng những nội dung độc đáo, mới lạ, có giá trị và liên quan đến sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, content marketing còn giúp công ty xây dựng được lòng tin và giúp giữ chân khách hàng.

Làm thế nào để có một content marketing hiệu quả?

Hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ

Trước khi có một chiến dịch content hiệu quả, các marketer cần phải trải qua quá trình sử dụng hoặc tìm hiểu về sản phẩm. Điều này, giúp bạn có thể hiểu rõ về tính năng cũng như những điểm nổi trội của dịch vụ hay sản phẩm, qua đó giúp bạn đưa ra những nội dung quảng cáo chất lượng và “đánh trúng” tâm lý khách hàng.

Phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng

Một chiến dịch content marketing thất bại khi bạn không tiếp cập được nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Thế nên, người viết content cần làm nổi bật nội dung mình muốn tiếp thị sẽ hướng đến đối tượng khách hàng nào. Chẳng hạn, đối với nhóm khách hàng là người lớn tuổi, một nội dung quá trẻ trung, thời thượng có thể sẽ không hợp với họ và chắc chắn sẽ không thu hút được nhóm khách hàng này, cho dù bạn đang sở hữu một sản phẩm tốt và chất lượng.

Thế nên, nghiên cứu khách hàng là điều rất quan trọng, tùy vào độ tuổi, sở thích, giới tính, nghề nghiệp…mà bạn có thể lựa chọn phong cách viết, câu từ, hình ảnh, âm thanh…phù hợp với nhóm đối tượng đó.

Nội dung phải hữu ích và liên quan đến sản phẩm

Một content giá trị và mang lại lợi ích bao giờ cũng thu hút khách hàng hơn những content lệch lạc và không rõ ràng. Để có một content marketing hữu ích, bạn cần phải giải đáp được những thắc mắc của khách hàng và cho đi cái họ muốn. Chẳng hạn, khi họ muốn tìm một thông tin nào đó trên Internet, nếu website của bạn có thể giải quyết vấn đề của khách hàng và họ cảm thấy hữu ích, thì khả năng mua hàng của họ sẽ cao hơn. Ngược lại, đối với những nội dung không đúng trọng tâm hoặc không đáp ứng được nhu cầu, thì khách hàng sẽ rời bỏ và tìm những website khác.

Chưa hết, một nội dung độc đáo và khác biệt bao giờ cũng sẽ tạo ấn tượng tốt với mọi người. Vậy nên, các marketer cần sáng tạo nên những content mới lạ, không bị trùng lập và thu hút khách hàng.

Nội dung nắm bắt được xu hướng thị trường

Trước khi thực hiện bất kỳ một chiến dịch content marketing nào, một trong những điều mà các marketer cần làm là nghiên cứu xu hướng thị trường, nhằm tạo ra được nội dung nắm bắt được xu thế.

Hiện nay, có một loại content khá phổ biến và giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh đó là “content bắt trend”. Hàng ngày, khách hàng sẽ được nghe và tiếp xúc rất nhiều những sự kiện, thông tin khác nhau và họ nắm bắt những xu hướng này rất nhanh chóng. Theo đó, công ty sẽ nghiên cứu những “trend mới” hay những vấn đề mà khách hàng đang quan tâm, từ đó tạo ra những nội dung theo xu hướng đó và có liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của mình để thu hút khách hàng. Hơn thế, cách viết content này còn mang đến một mức độ lan truyền rất cao và nhanh chóng.

Content marketing là gì? Đây là một thuật ngữ mà các marketer cần nắm rõ vì đó là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng của mình.

bookmark_borderHR Assistant là gì? HR Assistant cần có những kỹ năng gì?

Trợ lý nhân sự hay còn gọi là HR Assistant là một trong những công việc dành cho những bạn sinh viên mới ra trường hoặc những người có ít kinh nghiệm mong muốn theo đuổi và gắn bó với công việc quản lý nhân sự. Vậy bạn có hiểu HR Assistant là gì?

HR Assistant là gì?

HR có nghĩa là quản lý nhân sự, được viết tắt từ Human Resource. HR Assistant được hiểu là trợ lý nhân sự. Đây là một công việc liên quan đến quản lý con người và làm việc tại phòng nhân sự của các công ty.

Công việc chính mà HR Assistant đảm nhận là hỗ trợ trưởng phòng nhân sự trong các nhiệm vụ như quản lý hồ sơ nhân sự, xử lý các vấn đề về hồ sơ và hợp đồng nhân sự, bên cạnh đó trợ lý nhân sự cũng phải hỗ trợ với chuyên viên tuyển dụng trong việc sắp xếp các buổi phỏng vấn, tìm kiếm các nguồn nhân sự mới hoặc soạn tài liệu để phỏng vấn ứng viên.

Những kỹ năng cần có khi ứng tuyển vào vị trí HR Assistant?

Kỹ năng chuyên môn

Chuyên môn là một kỹ năng đầu tiên mà bất cứ nhân viên HR Assistant nào cũng phải có. Theo đó, trợ lý nhân sự là những người phải có khả năng dự đoán về nhu cầu nguồn nhân lực ở các phòng ban của công ty trong tương lai, đồng thời phải biết cách phối hợp với trưởng phòng nhân sự để hoạch định và xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức nhân viên trong doanh nghiệp.

Chưa hết, HR Assistant phải phối hợp với phòng nhân sự để đưa ra chiến lược tuyển dụng nhân viên tiềm năng cho công ty. Cụ thể, trợ lý nhân sự có thể chuẩn bị hồ sơ tài liệu phỏng vấn, lập ra những câu hỏi để hỏi ứng viên hoặc liên lạc với ứng viên để thông báo kết quả phỏng vấn. Ngoài ra, HR Assistant có thể là những người hỗ trợ nhân viên mới hoặc xử lý những hồ sơ và hợp đồng làm việc giữa doanh nghiệp với người lao động trong công ty.

Bên cạnh đó, bạn còn đảm nhận công việc thương lượng với người lao động các chế độ lương, thưởng hàng năm hoặc trình bày với nhà lãnh đạo về đề xuất tăng lương cho nhân viên.

Kỹ năng quản lý nhân sự

Để hoàn thành tốt công việc trợ lý nhân sự, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng quản lý con người. Bạn phải thường xuyên phối hợp với phòng ban để đưa ra kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Chưa hết, HR Assistant là một người phải biết cách xử lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân viên hoặc giữa doanh nghiệp và người lao động, nhằm mang đến lợi ích cho cả hai bên.

Bên cạnh đó, HR Assistant sẽ phối hợp với phòng nhân sự đề xuất lương thưởng và các chế độ phúc lợi cho nhân viên, mang đến sự hài lòng cho người lao động. Qua đó, giúp họ có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Kỹ năng làm việc nhóm

Khi làm việc ở những công ty lớn hoặc tập đoàn đa quốc gia, mỗi phòng ban sẽ có rất nhiều nhân viên, họ đảm nhận những công việc khác nhau nhưng luôn phối hợp và hỗ trợ nhau trong công việc. Thế nên, làm việc nhóm là kỹ năng rất cần thiết cho tất cả các ngành nghề, trong đó có HR Assistant.

Để có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, bạn cần phải có sự hòa đồng với mọi người trong công ty, đồng thời phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của họ. Khi bạn đảm nhận công việc là trợ lý nhân sự, thì việc lắng nghe và nhận những góp ý từ trưởng phòng nhân sự là rất cần thiết. Những điều này có thể giúp bạn học hỏi và trau dồi kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Kỹ năng giải quyết xung đột

Trong một số trường hợp, HR Assistant là những người phải đứng ra hòa giải khi xảy ra những xung đột hay những vấn đề khó giải quyết giữa doanh nghiệp và người lao động hoặc giữa những nhân viên trong công ty.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu công việc của HR Assistant là gì? Để trở thành một trợ lý nhân sự giỏi bạn hãy thường xuyên nâng cao chuyên môn, kỹ năng cũng như không ngừng tích lũy kinh nghiệm cho bản thân nhé!

bookmark_borderCPA là gì? Các chỉ số khác dùng để đo lường hiệu quả quảng cáo

CPA là gì? Là một hình thức quảng cáo hiển thị mà doanh nghiệp phải chi trả cho mỗi hành động của người dùng như mua hàng, tham dự sự kiện…

Xu hướng quảng cáo hiển thị ngày càng phổ biến bởi tốc độ sử dụng mạng Internet của người dùng ngày một tăng cao. Và nó cũng trở thành một trong những cách marketing hiệu quả cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, liệu bạn có biết được các chỉ số trong quảng cáo hiển thị? CPA là gì? CPM, CPO và CPC được hiểu như thế nào?

CPA là gì?

CPA (viết tắt của từ Cost Per Action) là một chỉ số quảng cáo bắt buộc doanh nghiệp phải chi trả cho mỗi hành động nhận được từ khách hàng, chẳng hạn như: đăng ký tài khoản, điền form, mua hàng, cài đặt ứng dụng, tham dự sự kiện… tại banner quảng cáo được đăng tải trên các website.

Nhờ vào hình thức tính phí theo hành động của khách hàng, số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả cho quảng cáo có thể được đo đếm một cách rõ ràng và chặt chẽ, đây được xem là một ưu điểm khi sử dụng hình thức quảng cáo CPA. Tuy nhiên, chính vì tính phí dựa trên hành động cuối cùng của khách hàng, nên chi phí doanh nghiệp bỏ ra để chạy quảng cáo là không hề nhỏ. CPA sẽ là một hình thức quảng cáo hiệu quả, nếu bạn có một tệp khách hàng với khả năng chuyển đổi cao.

Đọc thêm: Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới

Các chỉ số khác dùng để đo lường hiệu quả quảng cáo hiển thị?

CPM

CPM (viết tắt của Cost Per 1000 Impressions) là một loại hình quảng cáo ở đó doanh nghiệp sẽ phải trả phí theo 1000 lần hiển thị. Theo đó, nhà quảng cáo sẽ phải đưa ra chi phí mình mong muốn với 1000 lần hiển thị, chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể và trả tiền mỗi khi quảng cáo đó xuất hiện trước mắt khách hàng.

Đối với cách quảng cáo này, bạn có thể dễ dàng ước tính được chi phí mình cần bỏ ra để chạy CPM. Tuy nhiên, loại hình này chỉ thích hợp cho doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm mới và xây dựng thương hiệu hơn là chuyển đổi thành hành động của khách hàng như mua hàng, đăng ký…

Hơn nữa, một nhược điểm của cách quảng cáo này là vẫn phải tính phí ngay cả khi người dùng không click vào quảng cáo mà chỉ nhìn thấy trên website, và họ cũng không quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của công ty.

CPC

CPC (Cost Per Click) là giá trị cho mỗi lần nhấp chuột. Có nghĩa là số tiền mà bạn kiếm được mỗi khi người dùng click chuột vào quảng cáo được hiển thị. Chi phí CPC được nhà quảng cáo quy định. Tuy vào sản phẩm, dịch vụ và mục tiêu marketing mà doanh nghiệp sẽ chi trả nhiều tiền hơn cho mỗi lần nhấp chuột so với các công ty khác.

CPC là hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay. Bởi lẽ nhà quảng cáo có thể chọn quảng cáo hiển thị dựa trên nhiều từ khóa khác nhau. Chẳng hạn, nếu bạn muốn quảng bá sản phẩm là đồng hồ, bạn có thể chạy một số từ khóa như “đồng hồ cao cấp”, “đồng hồ đẹp”.

Một bất lợi khi sử dụng hình thức quảng cáo CPC, đối với những từ khóa phổ biến và kiếm được doanh thu dễ dàng, thì nhiều nhà quảng cáo sẽ lựa chọn từ khóa đó, dẫn đến mức giá thầu sẽ tăng cao. Chưa kể đến trường hợp, có nhiều người sử dụng click ảo khiến bạn phải tốn chi phí quảng cáo.

CPO

CPO (Cost Per Order) là tổng chi phí nhà quảng cáo phải bỏ ra để tiếp thị quảng bá sản phẩm cho đến khi khách hàng mua hàng và thanh toán hóa đơn thành công. Dễ hiểu hơn, CPO giúp doanh nghiệp biết được mình đã bỏ ra bao nhiêu tiền để bán được sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Để đi đến bước cuối cùng là mua hàng, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng một Landing Page bao gồm nội dung, hình ảnh sản phẩm để khách hàng click chọn hàng hóa muốn mua. Từ những trang Pre Landing Page được thiết kế để quảng cáo và thu hút khách hàng, khi khách hàng muốn mua sản phẩm của bạn thì họ sẽ được chuyển về trang Landing Page, đây là nơi để họ tiến hành đặt hàng và hoàn tất mua hàng.

CPM, CPC, CPO và CPA là gì là những khái niệm mà các marketer phải thuộc “nằm lòng” nếu muốn đo lường hiệu quả quảng cáo. Với bài viết trên đây, hy vọng bạn sẽ lựa chọn được chiến dịch quảng cáo tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn.

bookmark_borderPart time là gì? Những công việc part time hot nhất hiện nay dành cho sinh viên

Part time là gì? Sinh viên khi làm việc part time cần lưu ý những vấn đề nào để đảm bảo việc học và có mức lương ổn định giúp trang trải cuộc sống.

Đối với những bạn trẻ đặc biệt là các bạn sinh viên đã không còn xa lạ gì với cụm từ làm việc part time để kiếm thêm thu nhập cho việc học hành của bản thân. Tuy nhiên, để tìm được một công việc part time phù hợp với việc học tập và kiếm được số lương đủ dùng không phải là điều dễ dàng. Vậy bạn đã thật sự hiểu về từ part time là gì hay chưa?

Nhiều người sẽ nghĩ rằng, công việc part time vốn dĩ không mang lại thu nhập cao và cũng không thể khiến họ có thể gắn bó lâu dài và phát triển với công việc đó trong tương lai. Thế nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có một cái toàn diện hơn về những công việc part time. Đó không chỉ là những công việc bán thời gian tạm bợ mà nếu bạn biết cách phát huy, thì công việc part time vẫn có thể trở thành những công việc gắn bó lâu dài và tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho bạn.

Tìm hiểu: Có nên nghỉ việc khi chưa tìm được việc mới

Part time là gì?

Part time là một thuật ngữ chỉ công việc bán thời gian, công việc có thể linh động được thời gian. Đối tượng làm việc part time thường là sinh viên năm 2 năm 3, các bà mẹ bỉm sữa có nhiều thời gian rảnh, họ tranh thủ tìm việc làm part time để có thêm nguồn thu nhập giúp cho gia đình và bản thân. Ngoài ra, đối với sinh viên họ tìm việc làm part time mục đích tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Những công việc part time hot nhất hiện nay là gì?

Nhìn chung, mọi người đều cho rằng vì tính linh động về mặt thời gian cho nên những công việc part time sẽ không thể gắn bó lâu dài với các bạn sinh viên. Vì trong tương lai các bạn cần phải tập trung làm việc một cách cố định, việc làm part time chỉ mang tính chất nhất định vào một thời điểm nào đó mà thôi. Thế nhưng, hiện nay vẫn có nhiều bạn sinh viên tìm được công việc part time và gắn bó với nó lâu dài với nguồn thu nhập ổn định.

Freelancer

Rất nhiều bạn trẻ ngày nay chọn làm công việc của một Freelancer liên quan đến ngành học của mình để tích lũy thêm kiến thức thực tế. Giống như những bạn học chuyên ngành Báo Chí, Marketing có thể nhận làm copywriter hay content tại nhà, hoặc những bạn học chuyên ngành Công nghệ thông tin có thể thiết kế web, banner, chỉnh sửa ảnh….

Những ngành nghề này vừa gắn liền với kiến thức các bạn được học mà còn giúp các bạn có thể học hỏi thêm nhiều điều bổ ích dựa trên những trải nghiệm làm việc thực tế với các doanh nghiệp và khách hàng. Về lâu dài, kinh nghiệm ngày càng tăng lên bạn không những có được kiến thức mà còn có được kỹ năng thực tế để tạo nền tảng phát triển công việc một cách chuyên nghiệp hơn.

Cộng tác viên viết bài Online

Đây chắc hẳn là công việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn để làm part time hiện nay. Ngoài thời gian tập trung vào việc học, bạn không cần di chuyển nhiều nơi để làm thêm mà chỉ cần sử dụng điện thoại để bán hàng, hoặc làm cộng tác viên cho các chi nhánh lớn để bán hàng trên mạng xã hội vẫn có thể kiếm được nguồn thu nhập đáng kể. Thậm chí, nhiều bạn còn phát triển quy mô bán hàng ngày càng lớn từ việc học hỏi kinh nghiệm những ngày đầu bán hàng online như thế này và mang về nguồn thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

Gia sư

Đây chắc hẳn là công việc quen thuộc để làm part time của các bạn sinh viên. Làm gia sư không những viết được thời gian trống mà còn giúp bạn ôn luyện lại những kiến thức bản thân đã được học. Công việc này không những giúp bạn kiếm ra tiền mà biết đâu nó còn đánh thức niềm đam mê được giảng dạy của bạn. Điều đó giúp bạn gắn bó lâu dài với công việc và phát triển sự nghiệp giảng dạy tại những trung tâm lớn chẳng hạn.

Tài xế công nghệ

Song song với nghề bán hàng online part time thì các bạn trẻ cũng có thể làm bán thời gian với công việc của một tài xế chạy xe grap, goviet… Tuy là công việc phải di chuyển nhiều nơi nhưng rất thích hợp với nhu cầu sử dụng của người dân hiện nay để đi lại trong các thành phố lớn. Cho nên, trong tương lai đây có thể sẽ là ngành nghề rất cần thiết và mang về thu nhập ổn định.

Vlog, Youtuber

Nhiều bạn trẻ tận dụng thời gian để làm một vloger/ youtuber chuyên nghiệp và kiếm được số tiền không nhỏ từ mạng xã hội video Youtube. Tuy nhiên đây là việc làm part time khá kén người làm, vì không phải chỉ cần có máy quay hay điện thoại là bạn sẽ trở thành một vloger hay youtuber nổi tiếng triệu view. Việc đầu tư vào nội dung kịch bản cũng như ý tưởng luôn là vấn đề khó khăn để bạn có thế tạo ra một video chất lượng thu hút hàng nghìn đến hàng triệu người xem.

Hy vong rằng, với một số gợi ý chia sẻ của chúng tôi về một số việc làm part time trên bạn đã có thêm cho mình một vài suy nghĩ và nhận định cho việc tìm kiếm một công việc bán thời gian chất lượng và quan trọng hơn là hiểu rõ về “part time là gì?” nhé!

Chúc bạn lựa chọn cho mình một công việc part time phù hợp !

bookmark_borderMarketing Executive là gì? Kỹ năng Marketing Executive cần có?

Lĩnh vực marketing bao gồm rất nhiều những chức vụ khác nhau, chẳng hạn như: Marketing Manager, Marketing Executive, Senior Marketing, Junior Marketing… Mỗi một chức vụ sẽ đảm nhận một công việc nhất định nhưng đều có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm công ty cũng như xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Marketing Executive là gì và những kỹ năng cần có cho ngành nghề này.

Marketing Executive là gì?

Marketing Executive đảm nhận công việc chính là quản lý nhân viên marketing, giám sát hoạt động của một nhóm, đồng thời lên kế hoạch, xây dựng chiến lược marketing chung cho cả team. Bên cạnh đó, Marketing Executive sẽ là người theo dõi các hoạt động quảng bá sản phẩm, các chiến dịch truyền thông, các sự kiện của doanh nghiệp…

Thế nên, để trở thành Marketing Executive, bạn phải là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, hơn thế nữa, bạn phải có khả năng lãnh đạo và quản lý nhân viên marketing cấp dưới của mình.

Đọc bài : Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới.

Những kỹ năng mà Marketing Executive cần có

Kỹ năng lập kế hoạch

Lập kế hoạch là một kỹ năng đòi hỏi tất cả nhân viên Marketing Executive đều phải có. Bởi lẽ, mỗi một chiến dịch marketing được lập ra đều phải trải qua một quá trình lập kế hoạch chặt chẽ. Nhờ vào kế hoạch này, cả team marketing sẽ biết được những công việc mà mình cần phải làm để tạo nên một chiến dịch marketing hiệu quả và đúng lộ trình cho doanh nghiệp.

Kỹ năng sáng tạo

Đối với những người làm marketing, khả năng sáng tạo là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bạn biết đấy, xã hội ngày càng tiến bộ cùng với những xu hướng mới được cập nhật không ngừng, dẫn đến nhu cầu của con người cũng ngày một cao hơn. Nếu là một nhân viên marketing nhưng lại không có được tư duy nhạy bén và khả năng sáng tạo, thì bạn sẽ không bắt kịp xu hướng và khó có thể “đứng vững” trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Thế nên, trong từng chiến dịch marketing để quảng bá sản phẩm và tiếp cận khách hàng, bạn phải luôn thay đổi và sáng tạo, tạo nên những điều mới lạ và độc đáo nhằm thu hút và giữ chân khách hàng, khiến họ không bao giờ cảm thấy nhàm chán khi sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp.

Kỹ năng nghiên cứu

Có nhiều người nói rằng marketing là một ngành nghề cạnh tranh rất khắc nghiệt. Bởi nếu một nhân viên marketing không có khả năng nghiên cứu cùng với việc tìm tòi và học hỏi những cái mới, bạn sẽ lập tức bị “đào thảo” ra khỏi thị trường việc làm này. Chính vì thế, nhân viên Marketing Executive phải liên tục học hỏi, trau dồi và cập nhật liên tục kiến thức mới. Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt công việc và có những ứng phó kịp thời nhằm thích ứng với thị trường liên tục thay đổi như hiện nay.

Kỹ năng quản lý con người

Marketing Executive còn đảm nhận nhiệm vụ quản lý một nhóm nhân viên marketing cho doanh nghiệp. Thế nên, kỹ năng quản lý con người là điều mà tất cả những Marketing Executive cần phải có. Theo đó, bạn cần đưa ra kế hoạch làm việc chung cho cả nhóm, phân chia công việc tương ứng với mỗi thành viên, đồng thời giám sát và thúc đẩy mỗi nhân viên marketing làm tốt vai trò của mình.

Chưa hết, Marketing Executive sẽ là người luôn sẵn sàng hỗ trợ nhân viên cấp dưới của mình sao cho cả nhóm hoàn thành được mục tiêu marketing đã đề ra.

Khả năng chịu áp lực cao trong công việc

Marketing Executive thực hiện các công việc dưới sự quản lý của Marketing Manager, thế nên áp lực trong công việc là điều mà bạn không thể tránh khỏi. Để có thể gắn bó lâu dài với công việc, bạn cần phải rèn luyện cho mình khả năng chịu áp lực cao. Theo đó, hãy làm việc có kế hoạch, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, bên cạnh đó phải luôn thư giãn khi bản thân cảm thấy quá mệt mỏi và căng thẳng.

Với những thông tin hữu ích trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ được Marketing Executive là gì cũng như những kỹ năng cần có cho công việc này. Qua đó, bạn sẽ nhận thấy được bản thân có phù hợp với lĩnh vực này hay không.