bookmark_borderĐiều khoản tham chiếu là gì? Nội dung của điều khoản tham chiếu trong các dự án

Điều khoản tham chiếu là một danh từ được dùng thường xuyên trong lĩnh vực xây dựng. Về cơ bản, điều khoản tham chiếu được hiểu là điều khoản giao việc, nhưng cụ thể hơn điều khoản tham chiếu là gì sẽ được giải đáp chi tiết hơn trong phần trình bày sau. Các bạn cùng xem để hiểu hơn nhé!

Điều khoản tham chiếu là gì?

Điều khoản tham chiếu là một danh từ thường được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong tiếng Anh có nghĩa là Reference Provision. Điều khoản tham chiếu được hiểu là điều khoản giao việc mà trong đó có mô tả phạm vi và nội dung tư vấn yêu cầu bên nhà thầu thực hiện.

Các thông tin trong điều khoản tham chiếu cần đảm bảo đầy đủ, trình bày rõ ràng và cụ thể những nội dung mà nhà thầu hiểu rõ và xác định được nhiệm vụ cần thực hiện.

Ví dụ, trong bảng mô tả của một dự án sản xuất gạch không nung thông thường có những thông tin cơ bản như: Tên dự án, tên nhiệm vụ, số lượng người tư vấn, địa bàn công tác, thời gian cụ thể, giám sát trực tiếp.

Những nội dung chi tiết của điều khoản tham chiếu như sau:

– Bối cảnh thực hiện nhiệm vụ.

– Mục đích của nhiệm vụ.

– Kết quả cần đạt được.

– Phạm vi nhiệm vụ thực hiện.

– Phương pháp luận và tiếp cận.

– Kế hoạch thực hiện, cụ thể về thời gian thực hiện hợp đồng trong khoảng bao lâu.

– Yêu cầu năng lực và kinh nghiệm của người công tác.

– Các điều kiện chi trả liên quan.

Nội dung của điều khoản tham chiếu trong một công trình xây dựng

Các bạn có thể tìm thấy khái niệm điều khoản tham chiếu được dùng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Trong đó, nội dung bao gồm các phần như sau:

Mô tả khái quát về dự án thực hiện

Dự án bao gồm nhiều gói thầu và những gói thầu này liên quan chặt chẽ với nhau. Trong đó, bảng mô tả dự án giúp  khái quát được các nội dung giúp nhà thầu biết được đặc điểm của dự án và đánh giá được mức độ phức tạp.

Bảng mô tả khái quát dự án bao gồm những thông tin cơ bản như sau:

– Tên dự án thực hiện.

– Tên chủ đầu tư.

– Nguồn vốn.

– Quy mô và địa điểm thực hiện.

– Đặc điểm kỹ thuật nổi bật và các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản cần đáp ứng.

– Tiến độ thực hiện dự án.

Trong phần nội dung của gói thầu tư vấn như tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi; tư vấn quản lý dự án; tư vấn khảo sát thiết kế; tư vấn giám sát; tư vấn đấu thầu… Mỗi bảng nội dung mô tả khái quát dự án có mức độ chi tiết khác nhau.

Trong đó, riêng đối với gói thầu tư vấn khảo sát và tư vấn quản lý dự án cần mô tả chi tiết về địa điểm thực hiện, đặc điểm kỹ thuật và quy mô dự án.

Ngoài ra, đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu cho một gói thầu nào đó trong dự án thì bảng mô tả dự án không cần thiết phải đề cập chi tiết. Có thể chỉ cần cung cấp thông tin về tên dự án, địa điểm và quy mô của dự án đó.

Mô tả phạm vi và nội dung của gói thầu

Bảng mô tả phạm vi và nội dung của dự án là phần chính của điều khoản tham chiếu. Ý nghĩa của phần thông tin này giúp nhà thầu biết họ cần phải làm công việc cụ thể ra sao đối với gói thầu này.

Nội dung của gói thầu cần nêu rõ phạm vi của gói thầu bao gồm những công việc có khối lượng hoặc quy mô của từng công việc. Ví dụ, trong gói thầu tư vấn thiết kế của một công trình xây dựng thì bên mời thầu cần nêu rõ phạm vi của gói thầu bao gồm những hạng mục thiết kế công trình nào.

Trong từng hạng mục công trình đó phải nêu rõ diện tích bao nhiêu, chi tiết gồm bao nhiêu tầng và mỗi tầng bao nhiêu phòng.

Điều khoản tham chiếu là gì? Bài viết đã nêu rõ phần thông tin giúp chúng ta hiểu rõ khái niệm này quan trọng ra sao trong một dự án. Hi vọng với nội dung khái quát của điều khoản tham chiếu đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích cho mình.

bookmark_borderCó nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không?

Không phải ai cũng may mắn tìm được việc mới trước khi xin nghỉ ở công ty. Thế nhưng thời gian làm việc tại đây lại khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề. Vậy thì có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình.

Không thể nói là nên hay không nên nghỉ việc trước khi tìm được công việc mới phù hợp hơn. Câu trả lời này sẽ phụ thuộc vào điều kiện riêng của mỗi người, cho nên chúng tôi chỉ giúp bạn tìm thấy hướng đi đúng cho mình hơn là một câu trả lời chính xác.

Có nên nghỉ việc trước khi tìm được việc mới?

Trước khi đưa ra quyết định, bạn hãy thành thật trả lời những câu hỏi sau đây:

Sau khi nghỉ việc, số tiền trong tài khoản có thể trang trải chi phí cuộc sống tối đa trong bao lâu? Thông thường sau khi nghỉ việc bạn sẽ phải mất từ 3 – 6 tháng để tìm được một công việc mới. Và trong thời gian đó bạn cần phải có đủ tiền để chi trả mọi chi phí sinh hoạt tối thiểu của mình.

Nếu nghỉ việc bây giờ bạn dự định sẽ làm gì tiếp theo trong 3 – 6 tháng tới? Bắt tay ngay vào công cuộc tìm kiếm một công việc mới hay để bản thân nghỉ ngơi thư giãn bằng một chuyến du lịch?

Bạn muốn theo đuổi công việc gì trong tương lai? Bạn yêu thích được thử thách bản thân với ngành nghề nào trong tương lai hay tìm một công việc tương tự? Nhưng lời khuyên dành cho bạn là hãy tìm kiếm công việc ở một lĩnh vực mới. Bởi vì thông thường, nếu bạn đã nghỉ việc nhưng lại tiếp tục một công việc mới tương tự thì kết cục cũng không khác nhau là bao.

Bạn đã chuẩn bị những gì cho kế hoạch nghỉ việc của mình? Bạn đã tìm kiếm và gửi resume cho những công ty khác? Đăng CV của mình lên các trang việc làm trực tuyến?

Hay lên kế hoạch học tập cho bản thân? Bạn không nên có suy nghĩ nghỉ việc là ngay lập tức gửi đơn lên quản lý. Bởi vì như vậy bạn sẽ gặp khó khăn trong khoảng thời gian tới vì không có thu nhập cho bản thân. Tham khảo qua các lớp học trực tuyến v kỹ năng cũng là một điều lợi ích.

Việc trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn biết được mình có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không cũng như lập được kế hoạch cho tương lai của mình.

Nghỉ việc khi chưa có việc mới được và mất gì?

Nếu như bạn quyết định nghỉ việc khi chưa tìm được một công việc mới, khả năng cao bạn sẽ phải chịu cảnh “ăn không ngồi rồi”, nhanh thì 1 – 2 tháng nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Như vậy bạn vừa không có thu nhập, vừa mang tiếng là “thất nghiệp” trong mắt mọi người.

Thế nhưng, bạn sẽ nhanh chóng giải thoát được công việc hiện tại. Bởi vì một khi đã có suy nghĩ đến nghỉ việc tức công việc hiện tại mang đến cho bạn nhiều áp lực, mệt mỏi và tù túng. Có thể là do sức khỏe bạn không đáp ứng được yêu cầu công việc, sếp không đánh giá đúng năng lực bạn bỏ ra hay bạn không có cơ hội thăng tiến dù đã làm việc hết mình trong thời gian dài,…

Ngoài ra, nếu bạn đã quyết định nghỉ việc nhưng vẫn chưa có việc làm, vậy tức bạn đang có trong tay rất nhiều thời gian. Như vậy thì bạn có thể thực hiện những kế hoạch mà trước đây bản thân vẫn mong muốn có thời gian để làm. Ví dụ như lên kế hoạch du lịch cùng bạn bè, người thân hay đi một mình; đăng ký một khóa học yêu thích như vẽ, đàn,…

Tuy nhiên, bạn nên có suy nghĩ kỹ có nên quyết định nghỉ việc hay không? Có thể khi sang một môi trường làm việc mới bạn nhận thấy không thể hòa nhập như ở công ty cũ, hay đã tìm được việc nhưng thời gian quá bận rộn không được thảnh thơi như trước,…Lúc này bạn cảm thấy hối hận và muốn được quay trở lại công ty cũ dường như là điều bất khả thi. Ngoại trừ bạn là một nhân tố rất quan trọng đối với họ.

Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không vẫn là câu hỏi cần do chính bản thân bạn trả lời. Tuy nhiên, chỉ cần bạn có được kế hoạch của riêng mình thì dù có lựa chọn như thế nào bạn vẫn có thể làm chủ được cuộc sống của mình.

bookmark_borderĐiểm yếu của bạn là gì? Cách trả lời câu hỏi này “ghi điểm” với nhà tuyển dụng

Điểm yếu của bạn là gì?” là câu hỏi quan trọng không thể thiếu trong tất cả các buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, có nhiều ứng viên vẫn không biết làm thế nào trả lời câu hỏi này một cách tốt nhất, để không đánh mất cơ hội làm việc của mình tại công ty. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.

Đưa ra câu trả lời cụ thể

Nhà tuyển dụng bao giờ cũng thích những câu trả lời cụ thể, ngắn gọn và mang đầy đủ nội dung mà ứng viên cần trình bày, thay vì phải mất quá nhiều thời gian để nghe một câu trả lời chung chung và không rõ ràng. Thế nên, khi trả lời câu hỏi điểm yếu hoặc bất kỳ câu hỏi nào từ người phỏng vấn, bạn cần phải đưa ra một nội dung rành mạch, cụ thể, đây cũng là một trong những yếu tố giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Đừng bao giờ trả lời với nhà tuyển dụng là bạn không có điểm yếu nào cả, thay vào đó hãy trình bày khuyết điểm của mình một cách khéo léo. Hơn thế, cho dù là trình bày điểm yếu của bản thân, bạn cũng phải giữ một phong thái tự tin và chuyên nghiệp. Hãy tạo cho người phỏng vấn biết được bạn rất mong muốn được làm việc tại công ty.

Đưa ra điểm yếu không liên quan đến công việc

Một trong những cách hay giúp bạn trả lời câu hỏi điểm yếu của bạn là gì đó là nêu ra những điểm yếu không quan trọng hoặc không liên quan đến công việc. Đơn cử, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kế toán, bạn có thể trình bày điểm yếu của bản thân đó là kỹ năng đàm phán, thuyết phục…sao cho những điểm yếu đó không ảnh hưởng đến công việc mà bạn ứng tuyển. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể bỏ qua những thiếu sót đó một cách dễ dàng hơn.

Đưa ra cách khắc phục

Người phỏng vấn luôn muốn tuyển được những nhân viên biết nhận ra những điểm yếu của bản thân và có phương hướng khắc phục, cải thiện kịp thời. Chẳng hạn, bạn có thể đưa ra câu trả lời như sau:” Điểm yếu của tôi nằm ở khả năng giao tiếp. Vì thế, tôi đang tham gia một khóa học về kỹ năng này để có thể giao tiếp một cách tự tin với mọi người.” Thế nên, đưa ra điểm yếu và hướng khắc phục là một cách giúp bạn trả lời tốt khi được hỏi về điểm yếu của mình.

Bạn nên nhớ rằng, nhà tuyển dụng không muốn tìm được một nhân viên hoàn hảo, mà họ luôn muốn tìm kiếm những ứng viên biết bản thân có những khuyết điểm gì và biết cải thiện trau dồi để khắc phục những điểm yếu đó. Vì thế, hãy đưa ra điểm yếu và cách bạn vượt qua những khuyết điểm đó để trình bày với nhà tuyển dụng. Họ không những không “trừ điểm” mà còn đánh giá cao câu trả lời của ứng viên.

Đưa ra điểm yếu và đó cũng là điểm mạnh của bạn

Đưa ra điểm yếu của bản thân và đó cũng là điểm mạnh của mình là cách được rất nhiều bạn ứng viên áp dụng trong buổi phỏng vấn. Bởi đây là một cách trả lời khôn ngoan và khéo léo, khiến nhà tuyển dụng chỉ chú ý đấy là điểm mạnh của bạn mà quên đi khuyết điểm mà bạn đã trình bày trước đó. Bạn có thể đưa ra câu trả lời như sau:” Tôi là một người rất tỉ mỉ và khắt khe với bản thân, tôi không muốn bản thân mắc phải những sai sót dù là nhỏ nhất trong công việc. Thế nên, trong một số những trường hợp, tôi phải dành quá nhiều thời gian điểm kiểm tra và hoàn thành công việc. Tôi biết đây là điểm yếu của mình, và tôi đang nỗ lực cải thiện từng ngày.”

Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, bạn phải biết cách tiết chế câu trả lời của mình khi áp dụng cách này. Tránh trường hợp nhà tuyển dụng hiểu lầm là bạn quá tự cao, dẫn đến việc đánh giá thấp câu trả lời của ứng viên.

Khi được hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?”, ứng viên có thể áp dụng theo những cách trên để trả lời câu hỏi của mình. Bất kể trong trường hợp nào, bạn cũng phải trình bày một cách rõ ràng, cụ thể và luôn tự tin về bản thân để giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn.

bookmark_borderProject assistant là gì? Nghề Project assistant có khó khăn hay không?

Để có một dự án thành công, đòi hỏi phải có sự đóng góp công sức của rất nhiều người. Ngoài những lãnh đạo chủ chốt chịu trách nhiệm chính về kết quả dự án thì những người làm công việc Project assistant cũng đóng một vai trò quan trọng không kém, họ được xem như cánh tay phải đắt lực của những người lãnh đạo. Vậy bạn đã biết Project assistant là gì hay chưa?

Project assistant là gì? Những yêu cầu công việc cụ thể nào của một nhân viên project assistant sẽ phải thực hiện trong công việc của mình. Tất cả những thắc mắc liên quan đến nghề project assistant sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết sau đây để giúp mọi người có được một góc nhìn tổng quát hơn.

Project assistant là gì?

Project assistant được hiểu là công việc của một người trợ lý trực tiếp hỗ trợ dự án. Họ sẽ là người đảm nhận những công việc có liên quan đến dự án bao gồm điều hành, quản lý hồ sơ hành chính và song song đó họ còn phải giám sát dự án và báo cáo tiến độ thực hiện với cấp trên thông qua những bảng báo cáo cụ thể.

Đây là công việc không được xếp vào những ngành nghề “hot” hiện nay, tuy nhiên đây là ngành nghề luôn được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng để tuyển dụng những nhân sự có trình độ chuyên môn và thái độ làm việc chuẩn mực nhất để đảm nhận. Vì vốn dĩ, không phải bất kỳ ai cũng có thể làm tốt vai trò của một người trợ lý dự án. Công việc này không chỉ đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm mà nó còn bắt buộc người nhân viên đặt sự tận tậm và mục tiêu công việc lên hàng đầu.

Nói một cách ngắn gọn thì trợ lý dự án chính là người giúp đỡ người trưởng quản lý dự án đó hoàn thành được công việc đề ra. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa trợ lý dự án và trợ lý giám đốc đều là những công việc giống nhau về mặt tính chất. Thế nhưng, trên thực tế thì nghề trợ lý dự án có nhiều điểm riêng cũng như yêu cầu nhất định. Vậy đó là những yêu cầu gì?

Công việc chính của nhân viên Project assistant là gì?

Thực hiện việc hỗ trợ dự án, điều phối tất cả các công việc liên quan đến dự án, công tác hành chính văn thư của dự án.

Thu thập và phân loại dữ liệu để bộ phận nhân sự có liên quan có thể phân tích và đưa ra những đánh giá sơ bộ.

Giám sát và báo cáo tiến độ hoàn thành dự án cho cấp trên đúng thời điểm, để đưa ra những phân tích cụ thể tránh bị nhầm lẫn hoặc gián đoạn công tác thực hiện khi đang diễn ra dự án.

Bảo mật và lưu trữ các hồ sơ liên quan đến dự án và chịu trách nhiệm gửi cho các phòng ban theo chỉ thị từ cấp trên một cách chính xác.

Quan sát, và hỗ trợ khâu hậu cần để đảm bảo nhân sự cho dự án trong quá trình làm việc.

Tổ chức các cuộc họp và đưa ra kế hoạch phát triển cho dự án trong từng giai đoạn cụ thể.

Tham dự và ghi lại nội dung cuộc họp một cách thật minh bạch và rõ ràng.

Đánh giá dự án, tìm hiểu rõ nhu cầu cũng như các yếu tố cần thiết để dự án phát triển hơn.

Đưa ra những đề xuất đổi mới, chiến lược cụ thể mỗi khi gặp vấn đề trục trặc khó khăn khi phát triển dự án.

Dự tính ngân sách cho dự án, và xử lý số liệu thu chi khi có yêu cầu của cấp trên.

Những kỹ năng cần có của một project assistant là gì?

Bất kỳ công việc nào cũng sẽ có những vất vả và khó khăn riêng tuy nhiên để có thể hoàn thành tốt công việc bạn cần phải có những kỹ năng nhất định. Chắc chắn rằng, nghề project assistant cũng như thế. Vậy để trở thành một người hỗ trợ dự án chuyên nghiệp bạn cần phải có những kỹ năng gì?

Đầu tiên, chính là kỹ năng quan sát, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và quan trọng không kém là kỹ năng lắng nghe và thuyết phục người khác.

Thứ hai, là những kỹ năng về mặt chuyên môn ví dụ như trình độ học vấn, bằng cấp kèm theo như ngoại ngữ, tin học … để hỗ trợ cho công việc được tốt nhất.

Cuối cùng, ngoài những kỹ năng nói trên người làm công việc hỗ trợ dự án còn phải chịu được áp lực công việc lớn, có tinh thần lỷ luật cao và thái độ làm việc nghiêm túc để nhân viên lấy làm hình mẫu khi làm việc.

Nhìn chung, công việc của nhân viên hỗ trợ dự án chính là làm thế nào để dự án đó từng khâu, từng khâu một phải diễn ra thuận lợi và phù hợp vợi định cũng như hoàn thành được những mục tiêu chung của lãnh đạo đề ra. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã có thể đưa ra câu trả lời, “Project assistant là gì?” để có thể lựa chọn cho mình một công việc phù hợp trong tương lai.