CPA là gì? Các chỉ số khác dùng để đo lường hiệu quả quảng cáo

CPA là gì? Là một hình thức quảng cáo hiển thị mà doanh nghiệp phải chi trả cho mỗi hành động của người dùng như mua hàng, tham dự sự kiện…

Xu hướng quảng cáo hiển thị ngày càng phổ biến bởi tốc độ sử dụng mạng Internet của người dùng ngày một tăng cao. Và nó cũng trở thành một trong những cách marketing hiệu quả cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, liệu bạn có biết được các chỉ số trong quảng cáo hiển thị? CPA là gì? CPM, CPO và CPC được hiểu như thế nào?

CPA là gì?

CPA (viết tắt của từ Cost Per Action) là một chỉ số quảng cáo bắt buộc doanh nghiệp phải chi trả cho mỗi hành động nhận được từ khách hàng, chẳng hạn như: đăng ký tài khoản, điền form, mua hàng, cài đặt ứng dụng, tham dự sự kiện… tại banner quảng cáo được đăng tải trên các website.

Nhờ vào hình thức tính phí theo hành động của khách hàng, số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả cho quảng cáo có thể được đo đếm một cách rõ ràng và chặt chẽ, đây được xem là một ưu điểm khi sử dụng hình thức quảng cáo CPA. Tuy nhiên, chính vì tính phí dựa trên hành động cuối cùng của khách hàng, nên chi phí doanh nghiệp bỏ ra để chạy quảng cáo là không hề nhỏ. CPA sẽ là một hình thức quảng cáo hiệu quả, nếu bạn có một tệp khách hàng với khả năng chuyển đổi cao.

Đọc thêm: Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới

Các chỉ số khác dùng để đo lường hiệu quả quảng cáo hiển thị?

CPM

CPM (viết tắt của Cost Per 1000 Impressions) là một loại hình quảng cáo ở đó doanh nghiệp sẽ phải trả phí theo 1000 lần hiển thị. Theo đó, nhà quảng cáo sẽ phải đưa ra chi phí mình mong muốn với 1000 lần hiển thị, chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể và trả tiền mỗi khi quảng cáo đó xuất hiện trước mắt khách hàng.

Đối với cách quảng cáo này, bạn có thể dễ dàng ước tính được chi phí mình cần bỏ ra để chạy CPM. Tuy nhiên, loại hình này chỉ thích hợp cho doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm mới và xây dựng thương hiệu hơn là chuyển đổi thành hành động của khách hàng như mua hàng, đăng ký…

Hơn nữa, một nhược điểm của cách quảng cáo này là vẫn phải tính phí ngay cả khi người dùng không click vào quảng cáo mà chỉ nhìn thấy trên website, và họ cũng không quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của công ty.

CPC

CPC (Cost Per Click) là giá trị cho mỗi lần nhấp chuột. Có nghĩa là số tiền mà bạn kiếm được mỗi khi người dùng click chuột vào quảng cáo được hiển thị. Chi phí CPC được nhà quảng cáo quy định. Tuy vào sản phẩm, dịch vụ và mục tiêu marketing mà doanh nghiệp sẽ chi trả nhiều tiền hơn cho mỗi lần nhấp chuột so với các công ty khác.

CPC là hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay. Bởi lẽ nhà quảng cáo có thể chọn quảng cáo hiển thị dựa trên nhiều từ khóa khác nhau. Chẳng hạn, nếu bạn muốn quảng bá sản phẩm là đồng hồ, bạn có thể chạy một số từ khóa như “đồng hồ cao cấp”, “đồng hồ đẹp”.

Một bất lợi khi sử dụng hình thức quảng cáo CPC, đối với những từ khóa phổ biến và kiếm được doanh thu dễ dàng, thì nhiều nhà quảng cáo sẽ lựa chọn từ khóa đó, dẫn đến mức giá thầu sẽ tăng cao. Chưa kể đến trường hợp, có nhiều người sử dụng click ảo khiến bạn phải tốn chi phí quảng cáo.

CPO

CPO (Cost Per Order) là tổng chi phí nhà quảng cáo phải bỏ ra để tiếp thị quảng bá sản phẩm cho đến khi khách hàng mua hàng và thanh toán hóa đơn thành công. Dễ hiểu hơn, CPO giúp doanh nghiệp biết được mình đã bỏ ra bao nhiêu tiền để bán được sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Để đi đến bước cuối cùng là mua hàng, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng một Landing Page bao gồm nội dung, hình ảnh sản phẩm để khách hàng click chọn hàng hóa muốn mua. Từ những trang Pre Landing Page được thiết kế để quảng cáo và thu hút khách hàng, khi khách hàng muốn mua sản phẩm của bạn thì họ sẽ được chuyển về trang Landing Page, đây là nơi để họ tiến hành đặt hàng và hoàn tất mua hàng.

CPM, CPC, CPO và CPA là gì là những khái niệm mà các marketer phải thuộc “nằm lòng” nếu muốn đo lường hiệu quả quảng cáo. Với bài viết trên đây, hy vọng bạn sẽ lựa chọn được chiến dịch quảng cáo tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn.